Cộng đồng công nghệ cũng như các nhà sản xuất máy tính, smartphone trên khắp thế giới vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi nói về hai lỗi bảo mật Meltdown và Spectre, được cho là sẽ ảnh hưởng đến hầu hết thiết bị đã xuất xưởng trong hơn một thập kỷ qua. Đặc biệt là Linus Torvalds – cha đẻ hệ điều Linux, người tiếp tục đăng đàn chỉ trích thái độ của Intel.
Hai lỗ hổng này cho phép hacker tiếp cận được bộ nhớ ưu tiên của bộ xử lý bằng cách khai thác các quy trình chạy song song, qua đó sẽ đọc dữ liệu lưu trong bộ nhớ thiết bị và ăn cắp thông tin như mật khẩu, thẻ tín dụng,… Các chuyên gia khuyến cáo cách duy nhất để giải quyết triệt để vấn đề là thay toàn bộ CPU.
Hiện Intel mới chỉ đưa ra giải pháp vá lỗ hổng Meltdown và Spectre bằng phần mềm. Thế nhưng, miếng vá bảo mật này lại tiềm ẩn rủi ro, cụ thể là khiến hiệu suất hệ thống giảm hiệu suất tới 30%. Điều này đã khiến Linus “nóng mặt” và phê phán thái độ của Intel: “Tôi nghĩ ai đó trong nội bộ của Intel cần phải thực sự có một cái nhìn nghiêm túc về CPU của họ, và thừa nhận vấn đề thay vì dùng một loạt bài PR để nói rằng mọi thứ vẫn hoạt động như thiết kế, trong tầm kiểm soát.”
Linus Torvalds luôn giữ thái độ gay gắt trong sự việc lần này, khác với sự lặng thầm phát triển bản vá sửa lỗi như các đối tác khác của Intel. Vẫn có những lời chỉ trích từ những chuyên gia công nghệ, nhưng hầu hết đều được giảm nhẹ và nhượng bộ.
Linus tiếp tục “Intel dường như muốn tuyên bố rằng ‘Chúng tôi bán sản phẩm cho bạn, nhưng sẽ không bao giờ giúp bạn thay thế chúng nếu gặp vấn đề, sẽ chỉ là những bản vá lỗi mà thôi’”.
Mọi người có nên chuyển hướng sang ARM64?! Hãy cân nhắc nghiêm túc, vì tôi thực sự thấy chỉ 2 khả năng có thể xảy ra:
+ Intel không bao giờ có ý định sửa chữa bất kỳ điều gì.
+ Hoặc cách giải quyết là vô hiệu hoá chip đó đi.
Điều nào sẽ xảy ra?”
Như đã đề cập, những bản cập nhật phần mềm vá lỗi cũng không thể hoàn toàn khắc phục vấn đề này, nó chỉ giúp các lỗ hổng trở nên khó khai thác hơn, trừ khi Intel tiến hành thay mới CPU cho người sử dụng. Thông thường, lời của Linus rất có trọng lượng trong cộng đồng, không ít người dùng còn thích Linux hơn Windows, dù hệ điều hành mã nguồn mở này gần như chỉ được sử dụng hầu hết trên máy chủ điện toán đám mây.
Nhưng trên thực tế, Intel còn phải đối mặt với nhiều mối lo khác hơn những lời châm chích của Linus, họ đã phải chịu một cuộc điều tra chứng khoán của các nhà đầu tư, vô số vụ kiện cũng đã được đệ trình. Hãy cùng chờ xem Intel sẽ vượt qua “cơn sóng lớn” này như thế nào.
Theo Neowin