Sáng 24.4, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM) và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã khai trương Trung tâm giáo dục đào tạo Trí tuệ nhân tạo (AIC) đồng thời ra mắt ‘Chương trình đào tạo Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ Robot’ tại Khu công nghệ phần mềm – ĐHQG TP.HCM (đường Võ Trường Toản, Khu phố 6, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức).

Buổi lễ khai trương Trung tâm AIC có sự tham dự của lãnh đạo các cơ quan Trung ương và TP.HCM; lãnh đạo các Bộ, Sở, Ban ngành; Ban lãnh đạo ĐHQG TP.HCM; Ban Tổng giám đốc IPPG cùng đại diện các công ty công nghệ và đối tác; Ban giám hiệu các trường học trên địa bàn TP Thủ Đức, TP.HCM, TP Đà Lạt và các tỉnh thành khác.

Liên Thái Bình Dương khai trương trung tâm giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo
Bà Lê Hồng Thủy Tiên – tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương

Trung tâm AIC được thành lập tại Khu công nghệ phần mềm thuộc ĐHQG TP.HCM, có tổng diện tích 3.000 m2. Đây sẽ là nơi phục vụ các hoạt động học tập, hội thảo, tổ chức các giải thi đấu… Công suất đào tạo tại AIC khoảng hơn 42.000 hoc sinh, sinh viên mỗi năm.

Trung tâm AIC được đầu tư hơn 32 tỷ đồng, thuộc gói đầu tư trị giá 230 tỷ đồng do IPPG tài trợ ĐHQG TP.HCM và ĐH Đà Lạt với mục đích thực hiện việc thành lập Trường Đào tạo CEO và Phát triển giáo dục AI (theo Biên bản ghi nhớ được ký ngày 26/07/2019).

AIC là trung tâm đào tạo trí tuệ nhân tạo cho K12 (từ lớp 1 đến lớp 12) đầu tiên tại khu vực phía Nam với tài liệu được trường ĐHQG TP.HCM Việt hoá và điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục tại Việt Nam.

AIC được giảng dạy theo hướng tiếp cận STEM/STEAM nhằm kích thích tình yêu khoa học – công nghệ của học sinh, sinh viên Việt Nam, từ đó ươm mầm, phát triển những tài năng AI, trang bị kỷ năng, kiến thức AI để thế hệ trẻ được hội nhập vào nguồn nhân lực chất lượng cao thời đại công nghệ 4.0 trên toàn cầu trong tương lai.

AIC cũng là trung tâm đầu tiên trong chuỗi chiến lược phát triển giáo dục AI của IPPG trong giai đoạn 5 năm (2021 – 2025). Dự kiến, IPPG sẽ phối hợp các trường đại học, các cơ sở giáo dục thành lập thêm 10 trung tâm AI và triển khai lắp đặt 1.800 AI Lab với mục tiêu đào tạo AI cho hơn 2,5 triệu học viên mỗi năm.

Liên Thái Bình Dương khai trương trung tâm giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo

Để bắt kịp xu thế phát triển và thành quả nghiên cứu của thế giới về giáo dục AI, Ban cố vấn chuyên môn IPPG (gồm các giáo sư, tiến sĩ chuyên về AI trong và ngoài nước) được thành lập nhằm chọn lựa chương trình đào tạo AI trên thế giới phù hợp với 6 tiêu chí:

  1. Tính quốc tế: chương trình đang được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới.
    2. Tính phát triển: chương trình được xây dựng bởi các tổ chức quốc tế, có liên kết với nhiều trường đại học uy tín, có bộ phận R&D.
    3. Tính toàn diện: có hệ sinh thái bao gồm giáo trình, giáo cụ và chương trình đào tạo giáo viên, cơ hội thực hành và thi đấu chuyên nghiệp, hệ thống chứng chỉ…
    4. Tính hệ thống: có lộ trình và mục tiêu xuyên suốt từ đầu vào đến đầu ra, độ phủ rộng từ lớp 1 đến lớp 12, đại học và sau đại học.
    5. Tính tương hợp: chương trình phù hợp với giáo dục Việt Nam, dễ triển khai, sử dụng.
    6. Tính kinh tế: chi phí hợp lý để nhiều trường có thể triển khai trang bị.

Thông qua quá trình lựa chọn, đáp ứng được tất cả các các tiêu chí tuyển chọn khắt khe, Ban cố vấn chuyên môn IPPG đã chọn và mua bản quyền bộ giáo trình AI Future Intelligent Manufacture của công ty UBtech Education USA để đưa về áp dụng tại Việt Nam. Đây cũng là chương trình AI đã được triển khai giảng dạy tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới (Mỹ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc…)

Sau thời gian biên tập, chỉnh sửa dưới sự giám sát chất lượng nghiêm ngặt của các giảng viên chuyên ngành, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, giáo dục đào tạo thuộc ĐHQG TPHCM, Bộ giáo trình AI Future Intelligent Manufacture đã được Hội đồng chuyên gia (gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thuộc chuyên ngành khoa học máy tính, công nghệ và sư phạm kinh nghiệm và uy tín thuộc ĐH Sư phạm, ĐHQG TP.HCM) thẩm định đủ điều kiện và chất lượng đưa vào giảng dạy tại AIC từ ngày 11.01.2021.

Liên Thái Bình Dương khai trương trung tâm giáo dục đào tạo trí tuệ nhân tạo
Bà Lê Hồng Thủy Tiên chụp hình chung với đại diện Ban lãnh đạo Bộ-Sở-Ban ngành

Trung tâm AIC có 04 hoạt động cụ thể:

  • Chương trình đào tạo AI – Robotics với thời gian linh hoạt.
  • Khoá học hè (Summer Camp) kéo dài từ 1-8 tuần cho học sinh, sinh viên.
  • Khoá đào tạo giáo viên AI – Robotics từ cơ bản đến nâng cao.
  • Tổ chức những khóa Workshop về AI – Robotics cho cộng đồng và doanh nghiệp.

Ngoài ra, trung tâm AIC còn có khu trưng bày các giải pháp AI. Tại đây khách tham quan được tìm hiểu, trải nghiệm các sản phẩm AI đã và đang được các doanh nghiệp sử dụng tại Việt Nam và thế giới, cũng như các sản phẩm khoa học về AI của các nhóm nghiên cứu tại các trường đại học, được tận mắt nhìn ngắm các mô hình robot hoàn chỉnh của học sinh AIC sau quá trình học tập thực hành tại AIC.

Với những nỗ lực và cố gắng không ngừng, trong thời gian tới, AIC sẽ phấn đấu trở thành Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và đào tạo AI của TPHCM, là nơi góp phần tuyển chọn, đào tạo và cung ứng nhân tài AI cho các nhân tài doanh nghiệp và cả nước.

Trung tâm AIC được thành lập tại Khu công nghệ phần mềm thuộc ĐHQG TP.HCM, có tổng diện tích 3.000 m2. Đây sẽ là nơi phục vụ các hoạt động học tập, hội thảo, tổ chức các giải thi đấu… Công suất đào tạo tại AIC khoảng hơn 42.000 hoc sinh, sinh viên mỗi năm. Trung tâm AIC được đầu tư hơn 32 tỷ đồng, thuộc gói đầu tư trị giá 230 tỷ đồng do IPPG tài trợ.

Tập đoàn IPPG do ông Johnathan Hạnh Nguyễn sáng lập từ năm 1985. Hiện ông đang giữ cương vị Chủ tịch Tập đoàn. Sau 35 năm, IPPG đã phát triển với 17 công ty thành viên, 18 công ty liên doanh liên kết bằng những thương hiệu nổi bật như: Rolex, Cartier, Versace, Dolce & Gabbana, Burberry…

Chương trình Đào tạo trí tuệ nhân tạo và Công nghệ Robot (gọi tắt là AIC) được thành lập bởi Khu Công nghệ phần mềm (ITP) thuộc ĐHQG TP.HCM, dưới sự tài trợ và hợp tác của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG).

Hoạt động với sứ mệnh xây dựng và thúc đẩy sự phát triển Hệ sinh thái giáo dục AI – Robotics, góp phần đẩy nhanh sự phát triển AI của đất nước và sự phát triển bền vững của quốc gia.

Hội đồng Thẩm định bộ sách dạy học AI được thành lập theo quyết định 1300 đến 1306, 1405 và 1406/QĐ-ĐHQG TP.HCM do ông Huỳnh Thành Đạt – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (nguyên Giám đốc ĐHQG TP.HCM) ký.


Mời bạn gửi ý kiến ở phần bình luận nhé.

Góc quảng cáo