Nhiều nhà phân tích cho rằng lệnh cấm của Mỹ sẽ không thể khai tử Huawei nhưng lại giết chết nhiều doanh nghiệp cung cấp linh kiện bán dẫn khác ở Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Sau lệnh cấm của Washington, nhiều hãng công nghệ lớn của Mỹ tuyên bố dừng hợp tác với Huawei khiến nhà sản xuất Trung Quốc đứng trước tình thế khó khăn. Tuy nhiên CEO Huawei đã rất bình tĩnh khẳng định “Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc này”.
Một dây chuyền sản xuất điện thoại Huawei cơ bản có sự hợp tác từ các nhà cung ứng đến từ nhiều nước khác nhau, chủ yếu là Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và cả Trung Quốc. Trên thực tế, thế mạnh của Huawei là cơ sở hạ tầng truyền thông và giải pháp, không phải là mảng smartphone. Tuy nhiên những chiếc điện thoại di động của công ty vẫn tìm ra các đánh bại Apple và trở thành hãng sản xuất smartphone lớn thứ 2 trên thế giới.
Đa số các nhà cung ứng linh kiện cho Huawei chủ yếu nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, phần lớn sản phẩm của họ được bán cho Huawei hoặc tiêu thụ tại thị trường tỷ dân này. Rõ ràng, các doanh nghiệp này không thể rời khỏi Trung Quốc được vì Huawei đang là khách hàng lớn nhất của họ.
Điều này có nghĩa khi Huawei bị khai tử, nhiều nhà cung cấp cũng sẽ đứng trước nguy cơ phá sản hoặc lâm vào tình thế khó khăn. Đa số là các doanh nghiệp có giá trị ở Hàn Quốc và Nhật Bản, họ không thể mất 40% thị trường. Đây sẽ là một cú đánh mạnh vào nền kinh tế của hai nước này.
Khi ra quyết định đưa Huawei vào blacklist, dường như Tổng thống Trump không nhận biết được tình hình hiện tại của ngành công nghiệp bán dẫn.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Huawei sẽ không chết. Doanh nghiệp này đã bắt đầu chuẩn bị những kế hoạch dự phòng cho các đòn tấn công của Mỹ từ 10 năm trước.
Lệnh cấm từ Washington có thể sẽ bị phản tác dụng và tác động tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc. Nếu Huawei không thể tiếp tục hợp tác với các nhà cung ứng Mỹ, hãng sẽ tự tìm những nhà cung cấp thay thế, chủ yếu là các công ty nội địa. Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển vì đột nhiên có khách hàng mới.
Nhiều học giả Trung Quốc khẳng định rằng Huawei mua tài sản trí tuệ từ nhiều nguồn không phải vì hãng không có công nghệ riêng, mà do họ không muốn phải phát minh lại từng món linh kiện có sẵn. Mặt khác, Huawei muốn ràng buộc lợi ích với các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Thực tế, có một vài công nghệ chính mà Trung Quốc vẫn còn lạc hậu, như quy trình chế tạo và chip RF. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà nhiều hãng sản xuất lớn trên thế giới luôn dè chừng doanh nghiệp Trung Quốc đánh cắp công nghệ. Nhiều người cho rằng sớm muộn thì chính quyền Bắc Kinh cũng sẽ xoay sở ra cách sản xuất linh kiện riêng.
Mặt khác những thành phố lớn của quốc gia tỷ dân đã được phủ sóng 5G nhờ công nghệ của Huawei.
Theo: Quora