Xem nhanh
- Trưởng thành là gì?
- 1. Khi trưởng thành thực sự, bạn biết quan tâm đến cảm nhận của người khác, thay vì chỉ chăm chăm nghĩ cho riêng mình
- 2. Trưởng thành về tâm lý là bạn đã biết kiểm soát cảm xúc của mình, không dễ bộc phát chúng ra ngoài dù có chuyện gì xảy ra
- 3. Sự khác nhau giữa người lớn và trẻ con chính là tính trách nhiệm. Khi thực sự trưởng thành, bạn có thể giải quyết mọi vấn đề của bản thân mà không cần ỷ lại người khác
- 4. Bạn sẽ không còn là một đứa trẻ khi bạn biết mình đang làm gì, bạn muốn gì và bạn suy nghĩ điều gì trong đầu
- 5. Người trưởng thành coi những khó khăn, vấp ngã, thất bại như những trải nghiệm đáng giá, còn người non trẻ chỉ biết chùn bước
- 6. Nếu người trưởng thành về bề ngoài lúc nào cũng chăm chăm muốn có ngay thành quả, thì người trưởng thành về cả suy nghĩ sẽ hiểu thế nào là kiên nhẫn, họ không ngại chờ đợi kết quả, dù thời gian có lâu như thế nào
- 7. Cho đi và nhận lại là một nghệ thuật mà không phải ai cũng hiểu, ít nhất là với những người mãi chưa chịu lớn
- 8. Người làm chủ cuộc đời mình, luôn có chính kiến và mục tiêu để hướng tới thay vì chịu ảnh hưởng từ người khác
- Video định nghĩa về người trưởng thành
Có những người dù đã 20, 30 tuổi nhưng lại hành xử chẳng khác nào những đứa trẻ. Vậy đâu là điểm khác biệt của người trưởng thành về tâm lý?
Trưởng thành là gì?
Đối với đời người, trưởng thành là một quá trình dài lâu chứ không phải chuyện một sớm một chiều. Quá trình trưởng thành sẽ là sự thay đổi của con người về ngoại hình, dáng vẻ bên ngoài lẫn về tâm lí, suy nghĩ bên trong.
Ở lĩnh vực tâm lý học, trưởng thành là khả năng thích ứng môi trường xã hội, nhận thức được thời gian và địa điểm để có những cư xử đúng mực, biết được khi nào nên làm gì, tùy theo hoàn cảnh và phụ thuộc vào nền văn hóa xã hội mà ta đang sống…
Tuy nhiên, liệu có phải chúng ta đã thực sự lớn khôn cả về sinh lí lẫn tâm lí, hay vẫn chỉ là những đứa trẻ “đội xác” người lớn?
Khái niệm “lớn” không đồng nghĩa với “trưởng thành”, bạn sẽ dễ gặp các câu “to đầu mà dại”, hay “đứa trẻ to xác”.
Khái niệm lớn tuổi, nhiều tuổi cũng chỉ chứng minh rằng bạn đã ăn, hít thở nhiều hơn người khác chứ không đồng nghĩa với “trưởng thành”. Thiếu gì người trẻ mà chững chạc, ra dáng người lớn. Ngược lại, không ít người “đã lớn rồi mà như ngây thơ!”.
Dưới đây là 8 điểm khác biệt đối với người trưởng thành về tâm lý và sinh lý.