Xuất bản tin tức lên các nền tảng xã hội và nhắn tin như Facebook, Twitter, Snapchat, Apple News và Kik, LINE… càng ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết.
[irp posts=”48585″ name=”Cuộc chiến giữa mạng xã hội Facebook và tin tức giả mạo”]Việc xuất bản ra một tờ báo thường khá đơn giản. Vào những ngày trước thì bạn chỉ việc cho ra một số báo một lần mỗi ngày hoặc sản xuất ra một bản tin đêm vào mỗi tối.
Khi Internet ra đời thì việc đưa tin tức cũng khá đơn giản: Bạn chỉ cần có một trang web tin tức và đăng tải tin tức của bạn lên đó. Tuy nhiên từ khi các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Snapchat đến các ứng dụng tin nhắn như Kik và Line ngày càng phổ biến hơn thì các trang tin bây giờ phải quyết định và cân nhắc việc đưa những tin tức của mình lên những nền tảng này.
Một nghiên cứu dài 25.455 chữ trong tuần này từ Trung tâm Nghiên cứu Báo chí số (Tow Center for Digital Journalism) của Đại học Columbia đã điều tra cách mà các nền tảng mạng xã hội đã thay đổi báo chí hiện đại như thế nào, trong đó có một mục thú vị nói về cách mà các kênh tin tức lựa chọn xuất bản (hay không xuất bản) trên nhiều nền tảng.
Báo cáo đã so sánh cách mà các trang tin như The New York Times, CNN và The Huffington Post sử dụng trên các nền tảng mảng xã hội trong tuần đầu tiên của tháng Hai năm nay. Trong khoảng thời gian đó, mỗi kênh tin đã xuất bản tin tức của mình lên 10 nền tảng khác nhau.
The New York Times và The Huffington Post mỗi kênh đã đăng khoảng 1.660 lần. Riêng CNN, đã cho xuất bản hơn 2.800 mẩu tin, nhiền hơn khoảng 40 phần trăm so với 2 kênh tin tức kia.
Bản nghiên cứu cũng đã phân loại có hai loại nội dung chính xuất hiện trên những nền mạng xã hội: Nội dung nguyên bản và nội dung mạng. Loại đầu tiên, “Nội dung nguyên bản” chỉ xuất hiện trên các nền tảng mảng xã hội.
Nội dung nguyên bản bao gồm các mẩu tin xuất hiện dưới dạng các câu chuyện trong mục Khám phá và Câu chuyện của Snapchat (Snapchat Discover và Snapchat Stories), các tin bài dưới dạng Facebook Instant Articles hoặc ứng dụng Apple News. Những định dạng này hoàn toàn chỉ xuất hiện trong các nền tảng riêng biệt. còn loại thứ hai là “Nội dung mạng”, là những tin bài có liên kết dẫn tới những trang web riêng của các trang tin.
Nghiên cứu cũng đã thu thập từ 14 nhà xuất bản khác và phát hiện ra rằng trong một tuần, từ ngày 6 tháng 2 cho tới 12 tháng 2, họ đã đăng tổng cộng 12.341 bài thuộc nội dung mạng và 11.481 bài thuộc nội dung nguyên bản.
“Mặc dù các nhà xuất bản cần phải đưa tin tức của họ xuất hiện nhiều hơn nữa trên nhiều nền tảng khác nhau, nhưng cách mà mỗi nhà xuất bản chia đều và phân phối nội dung của họ, cụ thể là những tin tức mà được đăng lên các nền tảng mạng xã hội dưới dạng nội dung nguyên bản, thì lại khác nhau một cách đáng kể”, nghiên cứu cho biết .
Trong tuần lễ từ ngày 6 tháng 2, có 2/3 nội dung của The Huffington Post đã được đăng dưới dạng nội dung nguyên bản. Tổng cộng có 695 câu chuyện trên Apple News và 305 bài viết trên Facebook, bao gồm Instant Articles, Live Video và các định dạng khác. Trong báo cáo còn cho biết, “Các bài viết thuộc nội dung nguyên bản trên Facebook chiếm hơn 98% trên tổng số bài viết trên Facebook của The Huffington Post”.
Tương tự đối với CNN khi có tới 59% tin tức là nội dung nguyên bản. Bao gồm 1016 tin tức từ Apple News, 948 bài đăng trên Twitter và 278 video trên YouTube.
Báo cáo cũng lưu ý rằng “nỗ lực phối hợp với các nền tảng của CNN để tiếp cận các độc giả trẻ hơn cũng được chứng minh thông qua mục Khám phá của Snapchat (Snapchat Discover). Ở đó chúng tôi đã thấy một sự chuyển hướng từ các bài báo có link từ trang web cnn.com sang những thẻ tin khác nhau và cam kết sẽ tiếp tục áp dụng lên ứng dụng nhắn tin LINE.”
Trong khi đó, chỉ có 16% các bài báo của Times là nội dung nguyên bản. Times là một trong số ít các trang tin mà Facebook đã thử nghiệm Instant Articles vào năm 2015, nhưng sau đó thì Times không còn sử dụng tính năng này nữa. Trong tuần lễ mà trung tâm nghiên cứu các bài viết thì chỉ có 19% mẩu tin trong số 406 bài đăng trên Facebook của Times là nội dung nguyên bản. Tờ báo cũng đã đăng 74 câu chuyện trên Apple News.
Không giống như The Huffington Post và CNN, Times lại tập trung vào các tài khoản kỹ thuật số với mục đích chính của nó là hướng người dùng quay trở lại nền tảng web của riêng mình, điều này giải thích vì sao Times rất miễn cưỡng khi đăng các nội dung lên các nền tảng mạng xã hội.
Trong một bài phát biểu tại hội nghị năm ngoái, Lydia Polgreen, người đã từng là Tổng biên tập của Times và hiện là biên tập viên của The Huffington Post, đã giải thích cách tiếp cận của Times đối với các nền tảng khác với các nhà xuất bản khác trong nỗ lực hướng ra toàn cầu.
“Các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đã cho phép chúng tôi đưa báo chí đến với những người có khả năng muốn bỏ tiền ra đọc chúng. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ cảm thấy tốt hơn khi trở thành một khách hàng của Facebook hơn là biến nó thành đối thủ cạnh tranh của mình như cuộc chiến không cân sức giữa David và Goliath để lấy từng đồng đô la trong việc quảng cáo.”
Đúng như thế, Facebook sẽ cố gắng hết sức để giữ việc cập nhật tin tức cho người dùng của nền tảng của nó thông qua các tính năng như Instant Articles. Nhiệm vụ của chúng tôi là tạo ra những trải nghiệm để thu hút những người dùng trung thành nhất của chúng tôi trở lại, liên tục và liên tục, vào các sản phẩm của chúng tôi. Cho đến bây giờ thì chúng tôi dường như đã thành công trong việc này. Có thể chúng tôi sẽ không bao giờ thành công về mặt tài chính như Facebook, nhưng tôi tin rằng chúng tôi có thể điều hành một công ty truyền thông phát triển có khả năng tài trợ cho một hoạt động tin tức một cách thoải mái, cũng như tạo ra những giá trị xứng đáng cho các cổ đông của chúng tôi.”
Nhiều người trong số các tác giả của nghiên cứu – Emily Bell và Taylor Owen – đã phỏng vấn kể lại rằng các mô hình kinh doanh thường xác định cách các tổ chức báo chí khi tiếp cận để xuất bản lên các nền tảng:
Jim Brady, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Billy Penn, một dạng nền tảng tin tức di động được đặt tại Philadelphia đã chia sẻ về Instant Articles, “Có thể tôi có đủ khả năng để không tin tưởng về nó hơn một ai đó có doanh thu được gắn liền với lượt xem của page.”.
Gabe Dance, cựu quản lý biên tập của tổ chức tin tức phi lợi nhuận Marshall Project nói rằng nguồn lực của họ tập trung vào “sự tác động” bởi vì đó là điều mà các nhà tài trợ quan tâm. Và cuối cùng, sau một dự án không thành công với NPR về việc lưu trữ nội dung âm thanh nguyên bản lên nền tảng mạng xã hội, Wright Bryan, biên tập viên cấp cao đã từng tham gia dự án, đã tự hỏi rằng: “Liệu âm thanh thực sự có phù hợp với một định dạng như Facebook hay là không?”
Nghiên cứu đã cho thấy thái độ của các nhà xuất bản đối với Instant Articles khác nhau hoàn toàn. Các kênh tin tức như The Washington Post, Vox và BuzzFeed News đã đăng hơn 90% các liên kết của họ dưới dạng Instant Articles trong suốt tuần lễ từ ngày 6 tháng 2. Trong khi đó thì các kênh như Vice, Vice News, và Chicago Tribune lẫn Los Angeles Times của Tronc không hề sử dụng Instant Articles để đăng bài của mình.
“Tôi nghĩ chúng ta có một cuộc tranh luận không ngừng nghỉ về một câu hỏi: “Điều gì bạn cần kiểm soát và điều gì bạn không phải làm?” Ông Sterling Proffer, người đứng đầu chiến lược kinh doanh và phát triển của Vice, đã chia sẻ với các tác giả của nghiên cứu. “Sau tất cả thì việc bạn xuất bản tin tức lên những nền tảng mạng xã hội nhằm để hỗ trợ toàn bộ hệ sinh thái của kênh tin tức của bạn dưới mọi hình thức thực sự là một canh bạc lớn.”
Theo Nieman