Các nhà nghiên cứu Kaspersky nhận thấy sự gia tăng lớn mạnh của phần mềm độc hại được sử dụng bởi SilentFade – nhóm tin tặc gây ra vụ lừa đảo 4 triệu USD trên Facebook vào năm 2019.

Mới đây, tháng 1/2021, các chuyên gia của công ty bảo mật toàn cầu đã ghi nhận và phân tích Frank rootkit (công cụ dùng để ẩn phần mềm độc hại trên thiết bị) và tìm thấy sự tương đồng trong chiến dịch này. Các sự cố được tìm thấy nhiều nhất ở Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Ý, Đức, Algeria, Malaysia, Nga, Pháp và Ai Cập.

10 quốc gia có số lượng sự cố cao nhất vào tháng 1/2021

India 603
Brazil 255
Indonesia 221
Italy 209
Germany 177
Algeria 175
Malaysia 137
Russian federation 129
France 128
Egypt 117

Điểm khác biệt năm nay so với năm ngoái ở chiến dịch này là SilentFade đã bắt đầu hoạt động ở khu vực Đông Nam Á và gây ra tổng cộng 576 sự cố. Trong đó cao nhất là Indonesia và Malaysia với số sự cố lần lượt là 221 và 137, tiếp theo là 96 sự cố tại Philippines, 71 sự cố tại Việt Nam, 27 sự cố tại Thái Lan và 24 sự cố tại Singapore.

Anton Kuzmenko, chuyên gia bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Chúng tôi nhận thấy SilentFade chưa bao giờ ngưng hoạt động, chúng vẫn tiếp diễn và lan rộng từng ngày. Ý tưởng và phương pháp của chúng chỉ có một vài thay đổi nhỏ. Chúng phát tán trình download để phát tán và download công cụ nguy hiểm hơn – phần mềm độc hại. Tập tin được tìm thấy tương tự như những phiên bản cũ đã được phát hiện trước đây và có mối liên kết với công ty Trung Quốc. Về phương diện phân phối, có khả năng ai đó đã bán mã nguồn phần mềm độc hại, chính băng nhóm này đang bán rootkit hoặc có thể mã đã bị rò rỉ.”

Băng nhóm SilentFade bắt đầu chiến dịch vào năm 2016, tận dụng sự kết hợp Trojan trên Windows, làm trình duyệt nhiễm độc, lên kịch bản thông minh và một lỗi trong nền tảng Facebook, đã thể hiện một phương thức phức tạp hiếm thấy với các băng nhóm phần mềm độc hại nhắm mục tiêu vào công ty truyền thông mạng xã hội. Tên của nhóm này chính là bản viết gọn của “Silently running Facebook Ads with Exploits”.

Mục đích của SilentFade là lây nhiễm Trojan cho người dùng, chiếm quyền điều khiển trình duyệt của người dùng và đánh cắp mật khẩu cũng như cookie trình duyệt để chúng có thể truy cập vào tài khoản Facebook.

Một khi đã có quyền truy cập, chúng tìm kiếm các tài khoản có phương thức thanh toán được thêm vào hồ sơ của nạn nhân. Đối với những tài khoản này, SilentFade đã mua quảng cáo Facebook bằng tiền của nạn nhân. Phần mềm độc hại đang được sử dụng sẽ thu thập thông tin tài khoản của người dùng như số dư trong ví quảng cáo, số tiền nạn nhân đã chi cho quảng cáo trước đây, tất cả các loại mã thông báo và cookie. Sau đó, tội phạm mạng sẽ bắt đầu chạy quảng cáo của chúng thông qua nền tảng quảng cáo của mạng xã hội.

Kaspersky: nhóm lừa đảo quảng cáo SilentFade đang hoạt động mạnh tại Đông Nam Á

Mặc dù chỉ hoạt động trong vài tháng, Facebook cho biết nhóm này đã lừa đảo người dùng bị lây nhiễm hơn 4 triệu USD, số tiền mà họ sử dụng để đăng các quảng cáo Facebook độc hại trên mạng xã hội.

Ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Các mối đe dọa trên các nền tảng này cần được xem xét nghiêm túc ở Đông Nam Á do tỷ lệ sử dụng mạng xã hội và Internet trong khu vực rất cao. Năm trong số sáu quốc gia ở đây dành hơn 7 giờ trực tuyến vào năm 2020 và 69% tổng dân số của khu vực là người dùng phương tiện truyền thông xã hội tích cực, tỷ lệ phần trăm cao nhất trong số tất cả các khu vực ở châu Á Thái Bình Dương. Sự gia tăng của quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội dẫn đến một “kho báu” thông tin tài chính – mục tiêu béo bở cho những tội phạm mạng như SilentFade. Chúng tôi kêu gọi tất cả người dùng trong khu vực tăng cường bảo mật cho tài khoản của mình bằng xác thực đa yếu tố, mật khẩu mạnh, giải pháp mạnh mẽ và phải hết sức cảnh giác.”

Các chuyên gia Kaspersky chia sẻ các bước để giữ tài khoản an toàn trước SilentFade:

  • Bảo mật máy tính, thiết bị di động và dữ liệu của bạn. Cài đặt một giải pháp chống phần mềm độc hại nghiêm ngặt trên máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng để bảo vệ thiết bị trước virus máy tính, worm, Trojan và các mối đe dọa khác.
  • Nhận thẻ tín dụng tạm thời. Một số công ty sẽ cấp số thẻ tín dụng tạm thời cho khách hàng của họ. Những con số tạm thời này có thể hữu ích cho các giao dịch mua một lần. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng chúng cho bất kỳ giao dịch nào yêu cầu tự động gia hạn hoặc thanh toán thường xuyên.
  • Dùng một máy tính “sạch”. Để tăng cường bảo mật, bạn có thể sử dụng một máy chuyên dụng cho tất cả các giao dịch tài chính trực tuyến của mình. Đây phải là một máy tính “sạch” hoàn toàn: không có virus và bất kỳ sự lây nhiễm nào. Để làm được điều này, không nên sử dụng máy cho bất kỳ hoạt động duyệt web, mạng xã hội hoặc email thông thường nào.
  • Quản lý và bảo vệ mật khẩu trực tuyến của bạn. Sử dụng trình quản lý mật khẩu có thể giúp bạn xử lý nhiều tài khoản và mật khẩu – cũng như mã hóa các mật khẩu. Một số phần mềm chống virus và bảo mật Internet sẽ có các tính năng quản lý mật khẩu và bảo mật mật khẩu.

Mời bạn để lại ý kiến ở phần bình luận nhé.

Góc quảng cáo