Theo Kaspersky Lab, tính đến tháng 8/2016 hãng đã ghi nhận 42.300 vụ tấn công, trong đó có tháng cao điểm đến hơn 11.000 vụ mã độc ransomware được ghi nhận

Kaspersky Lab: đã có hơn 42.000 vụ tấn công ransomware tại Việt Nam

Trong buổi gặp gỡ để cập nhật tình hình bảo mật diễn ra vào chiều ngày hôm nay (27/9), Kaspersky Labs đã thông tin một số nội dung quan trọng:

Kaspersky Lab cho ra mắt chỉ số an ninh mạng đầu tiên

Theo đó, Kaspersky Lab đã phối hợp cùng B2B International thực hiện khảo sát trực tuyến quy mô lớn tại nhiều quốc gia và cho ra mắt Chỉ số An ninh mạng Kaspersky nhằm cung cấp thông tin cần thiết để giám sát mức độ nguy cơ đối với người dùng Internet

Bộ chỉ số An ninh mạng Kaspersky gồm 3 chỉ số chính được đo lường mỗi 6 tháng:

Chỉ số quan tâm cho biết tỉ lệ người dùng tin rằng họ có thể bị tấn công mạng nhắm tới. Chỉ số này thể hiện mức độ người dùng nhận biết mối đe dọa họ gặp phải.

Chỉ số ảnh hưởng cho biết số người dùng thật sự trở thành mục tiêu của tấn công mạng trong suốt thời gian báo cáo, ví dụ như bị rò rỉ thông tin hoặc tống tiền trực tuyến.

Chỉ số bảo vệ thể hiện số người dùng đã cài đặt giải pháp bảo mật trên thiết bị họ dùng để kết nối Internet. Đây là số liệu trung bình cho tất cả các thiết bị sử dụng, bao gồm cả máy vi tính và thiết bị di động.

Những kết quả khảo sát này được Kaspersky cập nhật tại địa chỉ: https://index.kaspersky.com/

Kaspersky Lab: đã có hơn 42.000 vụ tấn công ransomware tại Việt Nam

Báo cáo thống kê và tính trung bình cho thấy: chỉ 21% số người dùng tin rằng mình đang bị đe dọa bởi bất cứ điều gì khi trực tuyến; 29% người dùng đã trở thành nạn nhân của tội phạm mạng; và chỉ 60% người dùng đã cài đặt giải pháp bảo mật trên tất cả các thiết bị mà họ dùng để kết nối Internet.

Tổn thất doanh nghiệp phải chịu từ mỗi cuộc tấn công mạng hiện nay là 861.000USD

Kaspersky Lab: đã có hơn 42.000 vụ tấn công ransomware tại Việt Nam

Theo Kaspersky Lab, trung bình một sự cố an ninh mạng khiến doanh nghiệp lớn thất thoát 861.000 USD, doanh nghiệp vừa và nhỏ là 86.500 USD. Điều lạc quan là các doanh nghiệp đã cho thấy sự quan tâm rất lớn vào vấn đề bảo mật khi mong muốn ngân sách cho bảo mật CNTT tăng ít nhất 14% trong 3 năm tới.

Thống kế cũng cho thấy doanh nghiệp nhỏ hiện nay tiêu tốn 18% trên tổng ngân sách cho bảo mật CNTT, tỷ lệ này ở các tập đoàn là 21%.

Trong bối cảnh hàng ngàn mối đe dọa tấn công vào doanh nghiệp mỗi ngày thì an ninh mạng hiệu quả là vô cùng quan trọng. 59% doanh nghiệp vừa và nhỏ và 62% tập đoàn cho biết họ sẽ cải tiến bảo mật trên hệ thống của mình, dù có đo lường được tỷ lệ thành công hay không.

Kaspersky Lab: đã có hơn 42.000 vụ tấn công ransomware tại Việt Nam

Tuy nhiên, nghiên cứu này đã chứng minh rằng thời gian ứng phó sau tấn công có ảnh hưởng trực tiếp đến tổn thất về tài chính. Đây là vấn đề không thể đền bù bằng việc tăng ngân sách. Nó đòi hỏi tài năng và phản ứng nhanh trong việc bảo vệ doanh nghiệp.

Skimmer sinh trắc học: mối đe dọa trong tương lai gần đối với ATM

ATM là mục tiêu của những kẻ chuyên săn thông tin thẻ tín dụng. Mọi việc bắt đầu khi skimmer (đầu đọc thẻ giả) đầu tiên được gắn vào ATM có khả năng đánh cắp thông tin từ dải từ và mã PIN của thẻ được hỗ trợ bằng bàn phím ATM hoặc camera giả (Techsign.in đã có bài cảnh báo)

Về sau, thiết kế của những thiết bị này được cải tiến giúp chúng khó phát hiện hơn. Ngành ngân hàng ứng phó với vấn đề này bằng phương pháp xác định danh tính mới, trong đó có nhiều giải pháp dựa trên sinh trắc học.

Nghiên cứu sâu hơn vào thế giới ngầm, Kaspersky đã phát hiện ít nhất 12 kẻ kinh doanh skimmer có thể đánh cắp dấu vân tay của nạn nhân và ít nhất 3 kẻ nghiên cứu thiết bị có thể lấy dữ liệu từ hệ thống nhận diện bằng mạch máu trong lòng bàn tay và nhãn cầu.

Kaspersky Lab nhận định rằng vì không thể thay đổi dấu vân tay hoặc hình ảnh nhãn cầu nên một khi đã bị tấn công thì việc sử dụng phương pháp xác định danh tính này không còn an toàn nữa, khác với khi sử dụng mật khẩu hay mã PIN có thể dễ dàng thay đổi được.

Dữ liệu sinh trắc học còn được lưu lại trên loại hộ chiếu mới – hộ chiếu điện tử – và visa. Do đó, nếu kẻ tấn công có được hộ chiếu điện tử thì chúng không những sở hữu chúng mà còn kèm theo dữ liệu sinh trắc học, chúng đã đánh cắp danh tính của một người.

Việt Nam với vấn nạn Ransomware ngày một nhiều

Kaspersky Lab: đã có hơn 42.000 vụ tấn công ransomware tại Việt Nam

Báo cáo của Kaspersky Labs con có một thông tin quan trọng về tình hình tại Việt Nam được thống kê từ mạng KSN (Kaspersky Security Network). Theo đó chỉ tính đến hết tháng 8 năm nay, Việt Nam đã có đến 42.300 cuộc tấn công bằng ransomware – một loại mã độc tìm cách lây nhiễm vào máy tính, sau đó tìm các tập tin quan trọng với người dùng để mã hóa chúng và yêu cầu nạn nhân đưa tiền chuộc để có thể giải mã.

Trong đó, chỉ tính riêng Quý 1 đã có 3,69 triệu malware đã được ghi nhận, ảnh hưởng đến 25,1% các máy tính trong mạng KSN, đưa Việt Nam vào top 10 nước bị tấn công web nhiều nhất của Kaspersky. Con số này với tấn công trong mạng lưới là 76,1 triệu malware và 61,2% máy tính trong mạng KSN, xếp thứ 8 các quốc gia bị tấn công nhiều nhất trên toàn cầu. Con số này ở quý 2 còn cao hơn nữa.

Kaspersky Lab: đã có hơn 42.000 vụ tấn công ransomware tại Việt Nam

Góc quảng cáo