Dù hơn 50% diện tích đất là sa mạc, khí hậu khô cằn, Israel vẫn là nước đứng đầu về kỹ thuật nông nghiệp khi xuất khẩu một lượng lớn thực phẩm đến thị trường thế giới

Tại quốc gia Trung Đông này, chỉ có khoảng 20% diện tích đất là đủ điều kiện thích hợp làm nông nghiệp. Bất chấp điều đó, ngành nông nghiệp vẫn chiếm 2,5% GDP và 3,6% kim ngạch xuất khẩu.

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản

Và dù chỉ có 3,7% tổng lực lượng lao động làm trong ngành nông nghiệp nhưng Israel vẫn có thể cung cấp 95% nhu cầu lương thực trong nước. Hơn nữa, phần lớn những loại thực phẩm phải nhập khẩu là những loại sản phẩm phụ như đường, ca cao, cà phê…

Những người Israel, hay người Do Thái hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp và từ khi thành lập đất nước vào năm 1948, chính phủ và người dân quốc gia này đã tăng cường khai hoang, xây dựng ruộng bậc thang, tháo nước vùng đầm lầy, tái trồng rừng và chống sự xói mòn cũng như nhập mặn.

Kể từ khi Israel được thành lập, sản lượng nông nghiệp của nước này đã tăng trưởng gấp 15 lần, cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng dân số. Đây là một con số đáng ngạc nhiên khi quốc gia này có lượng mưa khá thấp.

Số đất làm nông nghiệp của Israel cũng tăng trưởng mạnh từ 30.000 ha năm 1948 lên 190.000 ha vào thời điểm hiện tại. Với công nghệ nông nghiệp hiện đại, số lao động trong ngành này và số nước cần dùng cho tưới tiêu ngày một giảm.

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản
Cánh đồng tại thung lũng Jezreel-Israel

Một số báo cáo cho thấy nông nghiệp Israel trong khoảng 1999-2009 sử dụng ít hơn 12% lượng nước tưới tiêu, nhưng sản lượng lại tăng 26%.

Hầu hết ngành nông nghiệp của Israel được xây dựng theo 2 mô hình là hợp tác xã (kibbutz) và làng nông nghiệp (moshav). Theo đó, mô hình kinh doanh hợp tác xãsở hữu chung về phương tiện sản xuất cũng như sản phẩm, trong khi mô hình làng nông nghiệp có hoạt động sản xuất riêng từng hộ nhưng lại hợp tác chung về thương hiệu và các hoạt động thu mua nguyên liệu.

Với phần lớn diện tích đất là sa mạc hay khô cằn, chênh lệch nhiệt độ ngày-đêm lại khác cao (từ 10-20 độ) nên việc sản xuất nông nghiệp tại Israel là vô cùng khó khăn. Nhưng với những kỹ thuật tiên tiến và chính sách khai hoang, tháo nước đầm lầy khôn ngoan, người dân quốc gia này đã tạo nên điều thần kỳ ở Trung Đông.

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản

Dưới đây là 8 kỹ thuật tiêu biểu mà nông dân Israel đã áp dụng thành công và được giới thiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới:

Công nghệ tưới nhỏ giọt

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản

Không giống các công nghệ khác bắt nguồn từ phòng nghiên cứu và cần những phân tích, thử nghiệm cầu kỳ. Công nghệ tưới nhỏ giọt vô cùng đơn giản và được người nông dân Israel sử dụng rộng rãi, qua đó làm nên điều thần kỳ tại Trung Đông.

Theo đó, một hệ thống đường ống nước sẽ được kiểm soát để tưới nhỏ giọt cho từng gốc cây trồng với liều lượng nhất định. Hệ thống này chắc chắn sẽ tiết kiệm nước hơn so với việc phun nước tưới thông thường nhưng vẫn đảm bảo lượng nước cần thiết cung cấp cho cây trồng.

Lấy nước từ không khí

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản

Israel cũng sử dụng một kỹ thuật có chi phí khá thấp là xây các hộp nhựa được thiết kế bao quanh gốc cây, qua đó hấp thụ những giọt sương ban đêm và làm giảm 50% nhu cầu nước của cây trồng. Vào những ngày mưa, các hộp nhựa này nâng cao 27 lần tác dụng tưới nước trên mỗi milimet nước mưa.
Hơn nữa, những hộp nhựa này có thể bảo vệ cây trồng khỏi sự thay đổi nhiệt độ đêm ngày đột ngột tại Israel.

Hệ thống trồng cây Runoff Agroforestry Systems:

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản

Người nông dân sẽ trồng cây xen kẽ với cây lương thực. Như vậy, các rễ cây sẽ giữ được nước cho các hạt giống và những lá cây sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho hạt giống cây lương thực.

Phát triển giống cây trồng mới

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản

Rất nhiều giống cây trồng chỉ cần ít nước và có thể trồng tại những vùng đất khắc nghiệt dưới ánh mặt trời nóng bỏng. Nhiều tổ chức và công ty công nghệ tại Israel đã liên tục nghiên cứu và cho ra đời những giống cây trồng phù hợp với điều kiện thổ những cũng như khí hậu ở đây.

Năm 1973, hai nhà khoa học Haim Rabinowitch và Nachum Kedar đã phát triển thành công một giống cây cà chua mới có thể chịu được thời tiết nóng và khô hạn, qua đó tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành xuất khẩu rau xanh của Israel.

Tiêu chuẩn công nghệ cao

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản

Bên cạnh việc phát triển những giống cây trồng mới, Israel cũng nghiên cứu các công nghệ thích hợp để tăng năng suất cho cây trồng, như đảm bảo điều kiện ánh sáng, thời điểm thụ phấn…

Tích cực trồng cây

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản

Việc trồng cây sẽ ngăn chặn được đà sa mạc hóa và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất theo một chu kỳ tuần hoàn. Trong 100 năm qua, Israel là quốc gia duy nhất trên thế giới có tốc độ tăng trưởng ròng về diện tích cây trồng.

Tái sử dụng nguồn nước

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản

Hệ thống tái sử dụng nguồn nước của Israel có chất lượng hàng đầu thế giới và không một quốc gia nào có thể so sánh.

Khoảng 50% nguồn nước sử dụng của quốc gia này là được tái chế, cao hơn rất nhiều so với mức 20% của nước đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng là Tây Ban Nha.

Bảo vệ giống cây trồng

Israel: sa mạc có thể là đất canh tác nông nghiệp và thủy sản

Việc để các giống cây trồng bị thất thoát, hư hỏng là điều vô cùng lãng phí với người dân Israel và họ luôn bảo quản các giống cây của mình ở điều kiện tốt nhất, tránh xa không khí bẩn và ẩm mốc.

Nhiều loại vật liệu và công nghệ đã được phát triển nhằm đảm bảo rằng mỗi hạt giống sẽ được bảo quản tốt nhất và cho ra năng suất cao nhất.

Góc quảng cáo