Nhân dịp kỷ niệm Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ, hãng công nghệ Apple đã sản xuất một bộ phim ngắn đầy ý nghĩa kể về Dillan Barmache, một thiếu niên 16 tuổi mắc chứng tự kỷ và không nói được.

Điều đáng nói ở đây là bộ phim được kể bằng chính giọng nói của Dillan nhờ sự hỗ trợ của các ứng dụng hiện đại. Bằng cách soạn văn bản trên iPad, sau đó được phát lên thông qua ứng dụng khuếch âm và hỗ trợ giao tiếp (AAC).

Bộ phim “Giọng nói của Dillan” đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách nhìn của nhiều người bình thường về những cá nhân mắc chứng tự kỷ, đặc biệt là những người không có khả năng nói. Người tự kỷ thường không thể tự kể câu chuyện của chính mình mà phải thông qua ý nghĩ của người thân trong gia đình hoặc người chăm sóc đặc biệt.

Dillan Barmache không nói được, không có nghĩa cậu ấy không có gì để nói

Nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ hiện đại, chúng ta mới nhận ra rằng Dillan cũng là một chàng thiếu niên với khát khao được bày tỏ cảm xúc và tâm tư. Dillan đã có thể chia sẻ quan điểm sống của mình, cũng như những suy nghĩ rất táo bạo và phức tạp đến khó ngờ với người thân xung quanh dễ dàng hơn.

Cậu sử dụng iPad như một công cụ giao tiếp trong vòng 3 năm và được mọi người biết đến sau khi chàng thiếu niên này dùng máy tính bảng và ứng dụng AAC để phát biểu trong ngày tốt nghiệp trung học cơ sở của mình.

iPad hỗ trợ giao tiếp cho người tự kỷ qua ứng dụng khuếch âm AAC

Trong suốt ba năm qua, công nghệ đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của Dillan. Dù ở trường, ngoài xã hội hay đơn giản hơn là trò chuyện với mẹ, bà Tami Barmache. Dillan chia sẻ rằng trước khi có sự hiện diện của máy tính bảng, cậu ấy đã mất nhiều năm tháng tuổi trẻ để chiến đấu một cách khó nhọc trong việc giao tiếp với mọi người.

iPad hỗ trợ giao tiếp cho người tự kỷ qua ứng dụng khuếch âm AAC

Ngay cả với mẹ cậu, bà đã rất vất vả để có thể đoán được chính xác những gì con trai mình đang suy nghĩ và hiểu được cậu ấy đang cảm thấy như thế nào. Không ai ngờ được rằng có một ngày, máy tính bảng lại trở thành công cụ giúp rào cản giao tiếp của Dillan và mọi người được giảm đi đáng kể, đây là điều mà mẹ cậu xem như một phép màu giúp cuộc sống của họ trở nên sáng sủa hơn.

Thông thường người ta nói bằng cách vận động cơ miệng và phát âm theo những cách phức tạp để tạo ra âm thanh chuẩn mà người khác có thể hiểu được, nhưng đó hẳn là điều không thể đối với Dillan.

“Rất nhiều người không hiểu rằng tôi cũng có ý thức. Tất cả những gì họ thấy chỉ là một người không có kiểm soát.” – Dillan đã chia sẻ trong đoạn phim.

iPad hỗ trợ giao tiếp cho người tự kỷ qua ứng dụng khuếch âm AAC

Tuy nhiên, Dillan nói rằng việc sử dụng iPad và ứng dụng AAC không những giúp cậu ấy “nhìn” được lời nói của mình mà còn sắp xếp được các suy nghĩ, điều đó đã có nhiều tác động đáng kinh ngạc đến cuộc sống của cậu.

“Bây giờ, ở trường tôi đã có thể giao tiếp.” – Dillan kể qua thư điện tử cho Mashable. “Tôi có thể chia sẻ (trả lời câu hỏi) với bạn cùng lớp và làm họ ngạc nhiên vì anh chàng vụng về và đôi lúc kỳ quặc này cũng thông minh như họ.”

“Nghe được giọng của Dillan quả thật là một điều thần kỳ.” – Bà Tami cũng có lời chia sẻ trong đoạn phim hậu trường Chuyện bên lề của Dillan. “Nó là người sâu sắc, thông minh và sáng tạo.”

iPad hỗ trợ giao tiếp cho người tự kỷ qua ứng dụng khuếch âm AAC

Mặc dù, Dillan cảm thấy đôi khi mình vụng về và kỳ quặc, nhưng không thể phủ nhận rằng cậu ấy là một người chín chắn và có tài hùng biện. Cậu ấy sử dụng khả năng ngôn ngữ để minh chứng cho cậu chuyện của bản thân với lòng chân thành sâu sắc.

Dillan cảm nhận được cách mà những người không hiểu chứng tự kỷ nhận xét về mình. Nhưng bản chất thật của người tự kỷ thường bị che giấu bởi “những tiếng ồn và sự di chuyển dễ gây chú ý của chứng tự kỷ” làm mọi người cảm thấy xa lạ và kỳ quặc mỗi khi Dillan xuất hiện.

“Những thái độ đó sẽ còn mãi”- Dillan nói với Mashable. “Và những ai luôn hiểu lầm hoặc bảo thủ sẽ đẩy những người mắc chứng tự kỷ vào một thế giới khuất, thậm chí không bao giờ được lắng nghe.”

Nhưng từ khi có iPad làm bạn đồng hành, Dillan đã thoát khỏi những nhận thức sai lầm của mọi người từ trước đến nay: “iPad đã giúp tôi được nhìn nhận.”

iPad hỗ trợ giao tiếp cho người tự kỷ qua ứng dụng khuếch âm AAC

Bất cứ ai cũng có quyền đưa ra chính kiến của mình. Trong một đoạn phim hậu trường chưa qua xử lý, Dillan diễn tả việc mắc chứng tự kỷ như “sống trong địa ngục” và thật khó chịu khi phải “tồn tại cô độc”. Bên cạnh đó, cậu cũng chia sẻ rằng việc sử dụng iPad đã giúp cậu xoa dịu những cảm xúc tiêu cực này bằng cách khuếch đại giọng nói của mình.

“Tôi có thể trò chuyện và bày tỏ cho người thân thấy và hiểu mình hơn.”

“Điều đó làm cho cuộc sống của mọi người bớt cô đơn, phải không?”

Apple tin rằng các sản phẩm của mình được sử dụng như một công cụ có giá trị thay đổi cuộc sống như cách của Dillan và những người có cùng trải nghiệm là một điều có ý nghĩa rất lớn.

Sarah Herrlinger, quản lý cấp cao chính sách tiếp cận toàn cầu và sáng kiến tại Apple chia sẻ cùng Mashable:

“Đối với Apple, khả năng tiếp cận có nghĩa là mọi người đều có quyền sử dụng công nghệ của chúng tôi thật sáng tạo, hiệu quả và độc lập.”

“Thông điệp của Dillan rất mạnh mẽ, chúng tôi rất biết ơn iPad và những ứng dụng đang đóng vai trò, cũng như có sức ảnh hưởng lớn trong cuộc sống của cậu ấy.”

Theo Mashable

Góc quảng cáo