Những chiếc tuabin chạy bằng sức gió đang được lắp đặt trên biển để tạo ra điện, đủ để có khả năng cung cấp năng lượng trên toàn thế giới mà không gây ra sự ô nhiễm.

Trang trại điện sức gió nổi trên biển đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động

Trong khi chúng ta vẫn chưa hiện thực hóa được điều đó, một hãng máy phát điện bằng sức gió với thương hiệu mới ở Scotland có bước tiến đột phá lớn trong tương lai.

Dự án Hywind chính thức bắt đầu sản xuất điện cách khoảng 16 dặm ngoài bờ biển Scotland hôm thứ Tư. Đó là một công trình ấn tượng của ngành kỹ thuật mà sẽ tạo ra đủ điện để có thể phục vụ đến 20.000 hộ gia đình.

Kích thước của các tuabin đặt ra thách thức làm sao mà chúng có thể nổi được trên mặt biển với cân nặng nặng đến 12.000 tấn và cao 830 feet từ đỉnh đến phần đế và gấp ba lần so với chiều cao của Tượng Nữ thần Tự do. Phần đế được giữ cố định một cách chắc chắn, vì vậy mỗi tuabin có thể đứng thẳng trên mặt biển. Để giữ cho các tuabin không bị trôi trên biển, một chuỗi các dây xích dài khoảng 1,5 dặm và trọng lượng 1.200 tấn được gắn vào chiếc neo khổng lồ dưới đáy đại dương.

Trang trại điện sức gió nổi trên biển đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động

Việc cài đặt không chỉ một mà những 5 chiếc tuabin gió mất chi phí quả là không hề rẻ. Chi phí hỗ trợ của công ty dầu khí Statoil của Na Uy là 263 triệu USD. Việc sản xuất năng lượng từ những trang trại nổi (hoặc “công viên” như họ gọi nó ở Scotland) vẫn đắt hơn so với sản trên đất liền hay cận bờ biển.

Tuy nhiên, dự án Hywind không chỉ sử dụng một vài máy tốn kém của Rube Goldberg, việc thiết kế các tua-bin gió ở ngoài biển cho phép chúng được đặt ở mức nước sâu đến 730m. Trong khi đó tuabin ngoài khơi chỉ có thể được đặt trong độ sâu 60m nước.

Việc thiết kế nổi sẽ cho phép Statoil đặt tuabin gió xa hơn trên vùng biển nơi có sức gió mạnh và ổn định hơn. “Những bài học từ Hywind ở Scotland sẽ mở đường cho các cơ hội của thị trường trên toàn cầu về năng lượng gió ngoài khơi,” Irene Rummelhoff – phó chủ tịch điều hành tại Statoil cho biết.

Trang trại điện sức gió nổi trên biển đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động

Một nghiên cứu gần đây của Viện Hàn Lâm Khoa học Mỹ (PNAS) phát hiện ra rằng các trang trại gió trong vùng Bắc Đại Tây Dương có thể tạo ra năng lượng điện hơn gấp 4 lần so với trên đất liền, biến khu vực này thành một khu trang trại gió khổng lồ mà về mặt lý thuyết sẽ có thể sản xuất đủ điện để cung cấp cho toàn bộ thế giới.

“Chúng tôi thấy rằng có một điều gì đó thực sự đặc biệt về một số vùng biển như Bắc Đại Tây Dương, nơi có tỷ lệ cao hơn đáng kể về nguồn năng lượng có được nhờ sự thuần túy về địa vật lý”, Anna Possner tiến sĩ nghiên cứu tại Viện Khoa học Carnegie trả lời với Earther.

Một số doanh nghiệp cũng đang cân nhắc việc tạo ra những chiếc máy tạo ra điện bằng sức gió ngoài khơi California, nơi thềm lục địa bị lún xuống các vùng nước sâu hơn một cách nhanh chóng.

Điều đó có vẻ gây ngạc nhiên từ khi Statoil phát triển trang trại gió ở Scotland, vì họ là một công ty dầu khí. Trong những năm gần đây, Statoil đã phát triển một số dự án sản xuất điện từ sức gió ngoài khơi xung quanh Liên minh châu Âu, triển khai phương án thu giữ carbon và dự án chống lại sự ô nhiễm môi trường như một lộ trình phát triển việc kinh doanh.

YouTube video

Dự án Hywind cuối cùng sẽ được nối với một nguồn năng lượng tạo ra bởi Masdar – một công ty năng lượng tái tạo từ các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, việc lưu trữ năng lượng rất quan trọng đối với các trang trại máy phát diện bằng sức gió, vì như vậy mới đảm bảo rằng bạn vẫn luôn có sẵn nguồn năng lượng để tiêu thụ ngay cả khi gió không thổi.

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất có vẻ cũng như có động thái kỳ lạ, vì họ là một trong những nhà sản xuất dầu ỏm lớn nhất thế giới. Nhưng điều này rõ ràng sẽ viết lên một trang mới cho ngành nhiên liệu hóa thạch, và cả Statoil lẫn UAE đều đã có những nỗ lực để bắt đầu chuyển đổi cách thức hoạt động để chuẩn bị cho những hành trình thực tế mới. Công viên gió Hywind có vẻ như là cơ sở cho những tham vọng trong tương lai của họ.

Dịch từ: earther 

Góc quảng cáo