Hôm 14/12 tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020 và Ngày Chuyển đổi số Việt Nam, ông Andrew Williamson, Phó Chủ tịch toàn cầu Các vấn đề Chính phủ và Cố vấn Kinh tế của Huawei Technologies, đã chia sẻ về những kinh nghiệm để phục hồi kinh tế sau tác động của đại dịch Covid-19.
Xin gửi đến bạn nội dung từ Huawei:
Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2020 và Ngày chuyển đổi số Việt Nam do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) và Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức trong hai ngày 14 – 15/12 tại Hà Nội, với chủ đề “Chuyển đổi số quốc gia: Đổi mới phương thức vận hành toàn xã hội”.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Andrew Williamson cho rằng, có sự đồng thuận rộng rãi giữa các nhà kinh tế và các tổ chức đa phương quan trọng như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), rằng các chính phủ nên đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Về trung hạn, các gói kích thích tài khóa hiện tại sẽ cung cấp nhu cầu rất cần thiết ở các nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Nghiên cứu từ IMF cũng cho thấy rằng cách hiệu quả nhất mà các gói kích thích tài khóa có thể tối ưu việc sử dụng tiền thuế của người dân và mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhất cho xã hội (được gọi là số nhân tài khóa) sẽ là thông qua chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Lợi tức đầu tư dự kiến sẽ cao hơn lợi nhuận từ chuyển nhượng của chính phủ, tiêu dùng trực tiếp hoặc thậm chí cắt giảm thuế. Và nếu các chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, họ sẽ nhận được sự lan tỏa tích cực thậm chí cao từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng của tương lai – cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như băng thông rộng cáp quang, 5G và điện toán đám mây. Năm 2016, Ủy ban Châu Âu đã ghi nhận chỉ riêng hệ số nhân trực tiếp trên đầu tư cơ sở hạ tầng 5G là khoảng 2,5, vượt xa mức đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung.
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng ghi nhận rằng, tăng trưởng kinh tế tích cực đều gắn liền với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và việc ứng dụng kỹ thuật số. Một trong những nghiên cứu quan trọng gần đây của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho thấy các nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất từ sự phổ biến của băng thông rộng di động. Cứ tăng 10% mức độ thâm nhập di động trong dân số thì GDP tăng 2%. Liên minh ITU cũng ước tính rằng tác động thậm chí còn sâu sắc hơn khi có sự nâng cấp trong hệ sinh thái số địa phương.
Nghiên cứu của Huawei cũng phát hiện ra rằng nền kinh tế số càng phát triển thì càng cung cấp cho các quốc gia khả năng phục hồi cao hơn trước các tác động kinh tế của Covid-19. Sức mạnh phục hồi kinh tế (dựa trên dự báo của IMF) vào năm 2021 có tương quan hợp lý với những quốc gia có mức độ số hóa kinh tế cao nhất.
Ông Andrew Williamson cho rằng: “Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng công nghệ số đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho xã hội hoạt động trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua các công nghệ nhận dạng hình ảnh đã giúp gia tăng đáng kể về tốc độ và số lượng chẩn đoán bệnh nhân COVID-19. Mã QR và các ứng dụng truy vết đã giúp ngăn chặn sự lây lan. Hội nghị truyền hình, bảng trắng trực tuyến và các công cụ năng suất khác đã cho phép nhiều người trong chúng ta làm việc tại nhà sau khi có lệnh cách ly xã hội. Điều này cũng tương tự như vậy với giáo dục kỹ thuật số. Tất cả đều được củng cố bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật số khi nhu cầu sử dụng tăng cao. Ngành ICT đã đến để giải cứu chúng ta vào thời điểm cần thiết”.
“Do đó, sự gia tăng sử dụng các giải pháp kỹ thuật số của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đã đưa xã hội đến ngưỡng của “Nền kinh tế thông minh”. Nhận thức được mô hình mới này, một số chính phủ khai sáng đã đặt lĩnh vực kỹ thuật số vào trọng tâm của các kế hoạch phục hồi kinh tế vĩ mô của họ. Các quốc gia khác có thể học hỏi nhiều điều từ các chính phủ tiên phong này”, ông Andrew Williamson nhấn mạnh.
Ông Andrew Williamson cho rằng, tiềm năng cho nền kinh tế số của Việt Nam là rất hứa hẹn. Theo nghiên cứu của GSMA năm 2020 về 11 thị trường trên khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đang nổi bật như một nước tiến bộ về kỹ thuật số. Nghiên cứu cho thấy Việt Nam có điểm số được cải thiện nhiều nhất trong số tất cả các quốc gia được đề cập, tăng 12 điểm từ năm 2016 đến năm 2019.
Việt Nam cũng có mức tăng lớn nhất ở Đông Nam Á về người tiêu dùng kỹ thuật số mới do hậu quả của đại dịch – khoảng 41%. Tuy nhiên, phân tích từ OECD cho thấy rằng các gói phí thanh toán di động trung bình vẫn còn tương đối cao so với tỷ trọng GNP (Tổng sản phẩm quốc dân) trên đầu người ở Việt Nam. Tiếp cận với chi phí thấp hơn sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng và sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số.
“Động lực cho chuyển đổi số là rõ ràng và nhu cầu đón nhận sự thay đổi chưa bao giờ lớn hơn thế. Tuy nhiên, các quốc gia sẽ chỉ nhận ra những lợi ích đầy đủ của sự chuyển đổi này nếu các chiến lược kỹ thuật số của họ được xây dựng dựa trên thế mạnh của riêng họ và các chính sách kỹ thuật số của họ được ưu tiên, nhắm mục tiêu và hiệu quả. Có rất nhiều điều mà các chính phủ có thể học hỏi lẫn nhau và từ các hãng dẫn đầu về công nghệ khu vực tư nhân như Huawei để tối đa hóa sự phục hồi kinh tế theo hướng kỹ thuật số của họ và xây dựng nền kinh tế tốt hơn cho tất cả mọi người”, ông Andrew Williamson nói.
Mời bạn để lại ý kiến ở phần bình luận nhé!