Huawei luôn tuyên bố tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, nhưng hàng loạt cáo buộc diễn ra trong nhiều năm cho thấy hãng công nghệ Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp công nghệ và bí mật thương mại khắp nơi trên thế giới.

Huawei bị cáo buộc đánh cắp công nghệ trong nhiều năm

Huawei đã nhanh chóng phát triển thành “gã khổng lồ” công nghệ, là hãng tiên phong phát triển mạng 5G kiêm nhà sản xuất thiết bị viễn thông khổng lồ trên thế giới. Công ty có 188.000 nhân viên tại hơn 170 nước, bán nhiều điện thoại hơn cả Apple. Ngoài ra, hãng còn cung cấp dịch vụ đám mây, sản xuất vi mạch và hệ thống cáp Internet dưới biển giúp định tuyến lưu lượng toàn cầu.

Tuần trước, chính quyền Mỹ vừa tung lệnh cấm, cắt đứt quan hệ hơp tác giữa Huawei với các hãng doanh nghiệp nước này. Nhà Trắng tin rằng công ty Trung Quốc được sự bảo hộ của Bắc Kinh và sự phát triển của hãng sẽ trở thành công cụ đắc lực để nước này bành trướng thế lực.

Giới phân tích cho rằng Mỹ đã chậm chân trong việc đối đầu với Huawei, để hãng công nghệ có thời gian phát triển lớn hơn các doanh nghiệp khác như Motorola và Cisco. Trong quá khứ, Huawei đã giải quyết các vụ kiện dân sự một cách lập lờ, chưa bao giờ thừa nhận lỗi.

“Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc” luôn phủ nhận cáo buộc và tuyên bố công ty tuân thủ luật pháp trên toàn cầu. “Chúng tôi tôn trọng quyền sử hữu trí tuệ doanh nghiệp, các công ty đối tác và cả đối thủ cạnh tranh”.

Robert Read, cựu kỹ sư hợp đồng từ năm 2002 đến 2003 tại văn phòng Thụy Điển của Huawei cho biết: “Huawei đã dành tất cả nguồn lực để đánh cắp công nghệ. Họ đánh cắp một bo mạch chủ, mang về và thiết kế lại”.

Theo thống kê, năm ngoái Huawei có ngân sách nghiên cứu 15,3 tỷ USD, chỉ đứng sau Google, Amazon và Samsung.

Huawei bị cáo buộc đánh cắp công nghệ trong nhiều năm

Thực tế, chiến thuật kinh doanh của Huawei không ảnh hưởng đến khách hàng, vì mức độ phát triển, công nghệ giá rẻ. Thiết bị của hãng được ưa chuộng vì giá thấp hơn 20-30% so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Huawei đã tăng hơn 100 tỷ USD, 20% doanh thu trong năm ngoái. Joseph Franell, Giám đốc điều hành của Eastern Oregon Telecom cho biết: “Thiết bị của Huawei là đáng tin cậy nhất. Chúng tôi không thấy một lỗi nào từ những sản phẩm của họ. Đây là một kỷ lục đáng kinh ngạc”.

Huawei được thành lập đầu những năm 2000, sau đó mở văn phòng tại Plano, Texas và Santa Clara, California (Mỹ), tuyển hàng loạt nhân viên từ những công ty đối thủ. Read tiết lộ các thiết bị sản xuất ở nước ngoài được vận chuyển trở lại Trung Quốc để kỹ sư trong nước phân tích.

Huawei cũng xây dựng phòng bảo mật chống gián điệp tại các văn phòng Mỹ. Hãng hoạt động như một dịch vụ tình báo nhà nước chứ không phải một công ty công nghệ đơn thuần. Khi đó, Huawei chống chế rằng các phòng này được cài đặt để ngăn chặn gián điệp chống lại công ty.

Huawei bị cáo buộc đánh cắp công nghệ trong nhiều năm

Năm 2003, Cisco cáo buộc Huawei đánh cắp phần mềm và các hướng dẫn sử dụng của hãng. “Họ tạo ra các bản copy toàn bộ tài liệu của chúng tôi”. Việc đạo văn nghiêm trọng đến nỗi các lỗi phần mềm và lỗi chính tả của Cisco vẫn còn nguyên trong bản của Huawei.

Luật sư Mark Chandler của Cisco đã bay tới Thẩm Quyến (Trung Quốc) để nói chuyện với Ren Zhengfei, nhà sáng lập Huawei. Sau đó, Huawei thừa nhận sao chép một số phần mềm bộ định tuyến của Cisco, dù trước đó Ren luôn khẳng định “tất cả chỉ là trùng hợp”.

Khi Ericsson sa thải một loạt nhân viên ở trụ sở Stockholm (Thụy Điển), Read nói rằng Giám đốc điều hành của Huawei đã chi tiền mua các quán bar địa phương cho những công nhân bị sa thải và lôi kéo họ về làm việc.

William Plummer, cựu Giám đốc quan hệ chính phủ Huawei tại văn phòng Washington (Mỹ), cho biết công ty đã chiêu mộ được rất nhiều nhân viên sau khi “bong bóng dotcom” nổ tung.

Khi 3G xuất hiện, Huawei đã có những bước tiến lớn, thị phần toàn cầu tăng lên 18% (từ 6%), doanh thu tăng gấp 15 lần, lên mức 30 tỷ USD năm 2011.

Huawei bị cáo buộc đánh cắp công nghệ trong nhiều năm

Huawei phát triển, các hãng lớn như Qualcomm, Intel và Microsoft đã trở thành đối tác cung cấp linh kiện và phần mềm cho họ. Thời điểm đó không doanh nghiệp nào chính thức khiếu nại về việc Huawei đánh cắp công nghệ. David Hickton, cựu luật sư quận Tây Pennsylvania (Mỹ) cho biết vấn đề đó đã xảy ra trong một thời gian dài nhưng vì lợi ích của mình nên các công ty không muốn “tạo sóng gió” với doanh nghiệp Trung Quốc.

Năm 2010, lần đầu tiên Motorola tuyên bố cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ cho một hệ thống trạm gốc (base station) kết nối các thiết bị trong mạng không dây tên SC300. Motorola buộc tội một nhân viên của mình – là người thân của Ren Zhengfei – đã trở về Bắc Kinh và tiết lộ các bí mật thương mại của hãng cho Huawei.

Một email được tìm thấy trong laptop của nhân viên đó được gửi cho Ren sau cuộc họp chứa tệp đính kèm toàn hộ những thông số kỹ thuật của SC300.

Đồng phạm của nhân viên trên đã bị bắt giữ năm 2007. Cảnh sát chặn cô lại ở sân bay quốc tế O’Hare, Chicago (Mỹ) với hơn 1.000 tài liệu chứa bí mật thương mại của Motorola cùng một vé máy bay đến Bắc Kinh (Trung Quốc). Cô bị kết tội vào năm 2012.

Motorola đã bỏ vụ kiện khi Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố điều tra hãng công nghệ này độc quyền bán mảng hạ tầng cho Nokia. Một tuần sau đó, Bắc Kinh chấp thuận thương vụ giữa Motorola với Nokia.

Khi Huawei thống trị 5G, nhiều cáo buộc đánh cắp công nghệ vẫn tiếp tục được đưa ra. Cụ thể, David Barker, Giám đốc công nghệ của Quintel Technology, một nhà phát triển anten mạng người Mỹ đã đưa ra ý tưởng “user specific tilt”, giúp  nhân lên và nghiêng số lượng tín hiệu từ anten, cho độ chính xác cao khi giao tiếp với điện thoại di động. Barker kiện Huawei khi một doanh nghiệp tuyên bố họ đã có được công nghệ này từ hãng công nghệ Trung Quốc.

Baker cho biết ông đã đưa ra ý tưởng này 7 năm trước và chia sẻ với Huawei năm 2009 – khi được ngỏ lời hợp tác. Sau đó vụ kiện đã được dàn xếp.

Một trường hợp khác, Rui Oliveira, nhà sản xuất đa phương tiện Bồ Đào Nha 45 tuổi, đã gặp Huawei vào năm 2014 và đưa ra ý tưởng gắn camera vào điện thoại thông minh. Ba năm sau đó, hãng công nghệ Trung Quốc áp dụng ý tưởng của Oliveira trên thiết bị của mình và bán với giá 99,99 USD. Bất ngờ, khi Oliveira dọa kiện Huawei, công ty này đã kiện ngược lại ông. Rõ ràng việc đối đầu giữa Oliveira với “gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc” là một cuộc chiến không cân sức.

Huawei bị cáo buộc đánh cắp công nghệ trong nhiều năm

Ngoài ra, Paul Cheever, một giáo viên trường âm nhạc trẻ em, cho biết cuộc sống của ông bị “chìm ngập” trong giấy tờ kể từ khi khởi kiện Huawei ở California (Mỹ) vào năm ngoái. Cheever cáo buộc công ty này đã đánh cắp bài hát “A Casual Encounter” và tích hợp sẵn trên điện thoại thông minh của hãng mà không có sự cho phép của ông. Cheever chỉ phát hiện ra khi mọi người bình luận về bài hát của ông trên YouTube.

“Thật kỳ lạ khi công ty này lấy bài hát của tôi và tặng lại cho hàng trăm triệu người dùng mà chưa được cho phép”, Cheever nói.

Huawei bị cáo buộc đánh cắp công nghệ trong nhiều năm

Đầu năm nay, Washington đã tuyên bố Huawei cố ý đánh cắp robot Tappy cùng một số công nghệ của T-Mobile khi hai bên còn hợp tác. Nhà mạng Mỹ thắng kiện với số tiền bồi thường 4,8 triệu USD.

Dù liên tục dính vào một loạt bê bối và cáo buộc đánh cắp công nghệ, Huawei cũng đã vươn lên quá nhanh, khiến nhiều cường quốc trên thế giới lo sợ về các mối nguy an ninh. Có vẻ như Mỹ đã ra lệnh cấm khá trễ, hiện tại rất khó để kìm hãm sự phát triển của Huawei – khi mà công ty này đã can thiệp quá sâu vào nền tảng 5G trên toàn cầu.

Theo: Zero Hedge

Góc quảng cáo