HP mới đây đã công bố kế hoạch khởi động 20 Trung tâm Công nghệ (HP Tech Hub) dành cho cộng đồng gặp khó khăn trên khắp Đông Nam Á vào cuối năm 2020.

Chương trình cung cấp các khóa đào tạo kinh doanh và công nghệ dành cho học viên trên 13 tuổi, với mục đích trang bị kỹ năng cho 10.000 người vào cuối năm nay. Đây là một mục tiêu nằm trong lộ trình cam kết của HP giúp cải thiện trình độ cho hơn 100 triệu người trước năm 2025, đã được nêu trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2019 của HP.

Mỗi Trung tâm Công nghệ của HP sẽ được trang bị từ 15 đến 20 máy tính cá nhân mới và được hỗ trợ về mạng. Đây sẽ là mô hình kết hợp giữa lớp học truyền thống và trực tuyến nhằm cung cấp các kỹ năng mềm và kỹ thuật thiết yếu cho người trẻ tự lập. Các kỹ năng bao gồm sử dụng Microsoft Office, lập trình, giao tiếp trong kinh doanh, xây dựng tư duy, khởi nghiệp – tất cả chương trình đều có người hướng dẫn hoặc truy cập trực tuyến. Các khóa học về kỹ năng kinh doanh được tích lũy từ HP LIFE, một chương trình giáo dục miễn phí của HP cung cấp các khóa học dạng module về kỹ năng kinh doanh, tiếp thị và phát triển doanh nghiệp. Học viên sẽ được trao chứng chỉ khi hoàn tất khóa học.

Ông Ng Tian Chong, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của HP, cho biết: “Khả năng kết nối vượt trội cùng những phát kiến mới về công nghệ và đại dịch COVID-19 vừa qua đã tái định nghĩa cách chúng ta sống, làm việc và liên lạc. HP nhận thấy chúng tôi có trách nhiệm hỗ trợ thế hệ trẻ chuẩn bị cho hiện thực mới này. Nhằm giúp người trẻ phát triển cho công việc trong tương lai, chúng ta cần giúp họ xây dựng sự tự tin, trao cho họ kỹ năng và tiếp cận những cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi. Thông qua HP Tech Hub, chúng tôi trao cho người trẻ thuộc các cộng đồng khó khăn những kiến thức về đời sống và công nghệ hữu ích, khuyến khích họ tự mở rộng chân trời của mình để sáng tạo hơn, bản lĩnh hơn và nắm lấy cơ hội mới.”

Hiện đã có 6 Trung tâm Công nghệ HP đi vào hoạt động tại Lombok và Jakarta ở Indonesia, cùng với Kuala Lumpur ở Malaysia. Dự kiến các trung tâm còn lại sẽ được thành lập tại Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines vào cuối năm nay.

HP đào tạo kỹ năng cho 10.000 thanh niên Đông Nam Á vào cuối 2020

Trao cơ hội học tập tốt hơn cho thế hệ tương lai

HP Tech Hub là một phần trong các sáng kiến giáo dục của tập đoàn HP tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các sáng kiến này đã giúp ích cho hơn 1,3 triệu học sinh và học viên lớn tuổi trong năm 2019, bao gồm:

  • HP LIFE: từ khi được thành lập vào năm 2016, HP LIFE đã có hơn 214.000 người dùng toàn cầu. Tại châu Á – Thái Bình Dương, hơn 20.600 học viên tại 28 quốc gia đã được tiếp cận chương trình học của HP LIFE.
  • World on Wheels: kể từ năm 2017, chương trình World on Wheels (WOW) đã thiết lập nên 43 phòng thí nghiệm khép kín di động dùng cho mục đích học tập, có khả năng tự cung cấp năng lượng mặt trời và được kết nối mạng Internet ở vùng nông thôn Ấn Độ, giúp gần 3,5 triệu người tại hơn 1.400 ngôi làng được tiếp cận với công nghệ và học tập.
  • Little Makers Challenge: là sáng kiến được thiết kế riêng cho cha mẹ, giáo viên và trẻ em từ 5 đến 12 tuổi cùng chơi và học một cách sáng tạo thông qua các tài liệu học tập trực tuyến và bản in. Sáng kiến được thực hiện tại Malaysia và nhận được hơn 18.600 lượt đăng ký, với hơn 90.000 giờ hoạt động trải khắp các bộ môn như nghệ thuật, địa lý, sinh học và thiên văn học.
  • HP-NTU Digital Manufacturing Lab: đây là thành quả hợp tác giữa HP và Đại học Công nghệ Nanyang cùng Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore, và đang thúc đẩy các nghiên cứu về sáng tạo, công nghệ và kỹ năng nhằm phổ cập khả năng sản xuất công nghệ số. Vào tháng 1, đơn vị đã giới thiệu một chương trình phát triển kỹ năng nhằm giúp Singapore đào tạo và tăng cường kỹ năng sản xuất công nghệ số.

HP đào tạo kỹ năng cho 10.000 thanh niên Đông Nam Á vào cuối 2020

Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon

Nhằm thúc đẩy tốc độ chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon hiệu quả hơn, HP cam kết thực hiện mục tiêu toàn cầu là loại bỏ 75% bao bì nhựa sử dụng một lần vào năm 2025. Mỗi năm có 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới, một nửa trong số đó chỉ được sử dụng một lần và có đến 91% không được tái chế. Ngoài ra do dịch COVID-19, nhu cầu bao bì cũng gia tăng đáng kể. Bao bì chiếm một lượng lớn trong tổng lượng chất thải được tạo ra và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hành tinh và con người chúng ta.

HP đào tạo kỹ năng cho 10.000 thanh niên Đông Nam Á vào cuối 2020

HP đã có những bước tiến mới trong việc thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn ở châu Á – Thái Bình Dương bằng các chương trình tại địa phương và khu vực tập trung vào việc giảm chất thải nhựa, tăng sử dụng vật liệu tái chế, phục hồi và bảo vệ rừng.

  • Project STOP: trong Project STOP, HP đã hợp tác với các công ty, chính phủ và cộng đồng ở Đông Nam Á nhằm tạo ra các hệ thống quản lý chất thải hiệu quả giúp giảm lượng rác thải nhựa ở đại dương tại Indonesia. Tại Muncar, Đông Java, Project STOP đã thành lập các Trung tâm thu gom vật liệu để thu gom, quản lý và tái chế rác thải nhựa từ hơn 60.000 người và đã tạo ra hơn 100 công việc toàn thời gian. Dịch vụ thu gom rác thải sẽ được triển khai cho hơn 450.000 người tại 55 ngôi làng ở Muncar, Pasuruan và Jembrana trong ba năm tới.
  • Tidy Tech Kiwi: HP đang giải quyết vấn đề rác thải điện tử với chương trình Tidy Tech Kiwi ở New Zealand. Năm 2019, chương trình đã chuyển thành công hơn 8.000 kg chất thải điện tử từ các bãi chôn lấp và quyên góp được hơn 11.000 USD cho bảy trường học.
  • Straw Pallet Program: HP tiếp tục sử dụng vật liệu tái chế để vận chuyển máy in phun HP, cụ thể là 52.000 tấm pallet được làm từ 2.450 tấn rơm từ Trung Quốc vào năm 2019. Nếu không được sử dụng, số rơm trên sẽ bị xem là chất thải nông nghiệp và bị đốt bỏ. Kể từ năm 2017, hơn 164.900 tấm pallet rơm đã được sử dụng, giúp chuyển đổi mục đích sử dụng cho hơn 7.400 tấn rơm.
  • Dự án Hợp tác Phát triển Rừng Bền vững của HP (HP Sustainable Forest Collaborative): Tất cả các vật liệu giấy mang nhãn hiệu HP hiện đều không phải là sản phẩm từ việc khai phá rừng và công ty đang theo đúng lộ trình đạt thành tựu 100% không gây phá rừng cho tất cả các bao bì bằng giấy vào cuối năm 2020. Nhằm khôi phục và cải thiện gần 200.000 mẫu rừng được quản lý ở Trung Quốc và Brazil trước cuối năm 2024, HP đã hợp tác với WWF trong chương trình Hợp tác Phát triển Rừng Bền vững. Tại Trung Quốc, dự án tập trung vào việc tăng diện tích rừng trồng được quản lý bền vững để cải thiện khả năng phục hồi và đa dạng sinh học. Các đối tác mới như Tổ chức Arbor Day, Chenming Paper, Domtar và New Leaf – cũng đã tham gia hợp tác.

Khuyến khích đa dạng và hòa nhập

HP đang hướng đến một nền văn hóa đa dạng và hòa nhập ở tất cả các cấp độ của công ty và vẫn cam kết chống lại sự phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức. Hội đồng Quản trị HP tiếp tục duy trì ở mức đa dạng nhất trong số các công ty công nghệ của Hoa Kỳ, bao gồm 42% phụ nữ và 58% người dân tộc thiểu số. Đầu năm nay, HP đã tái cam kết với CEO Action for Diversity and Inclusion – cam kết lớn nhất của các CEO doanh nghiệp nhằm thúc đẩy đa dạng và hòa nhập tại nơi công sở. Năm 2019, phụ nữ chiếm 40,2% tổng số nhân viên toàn cầu và 44% số nhân viên của HP tại châu Á.

Bên cạnh đó, HP còn tổ chức các chương trình đào tạo nữ lãnh đạo và tạo cơ hội bình đẳng cho nhân viên cùng với cơ hội phát triển ở châu Á bao gồm:

  • Chương trình HOPE tại Trung Quốc: Một sáng kiến ​​mang đến cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật. Chương trình hiện có 28 thành viên trải khắp các văn phòng của HP tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Đại Liên.
  • Chương trình Disha ở Ấn Độ: Chương trình lãnh đạo kéo dài 6 tháng dành cho nhân viên nữ với 119 học viên tốt nghiệp từ 2017 đến 2019. Hơn 40% học viên tốt nghiệp đã được thăng chức hoặc tham gia vào các vai trò mới.
  • Lãnh đạo phụ nữ và các chương trình HOPE tại Nhật Bản: HP cung cấp chương trình đào tạo lãnh đạo cho nhân viên nữ cả trong công ty và hợp tác với các công ty khác, cũng như cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật theo chương trình HOPE.

Nhằm phát triển nhận thức về các vấn đề này trên phạm vi toàn cầu, HP đang hợp tác với Girl Rising – một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu về xóa đói giảm nghèo bằng cách giúp phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận với giáo dục – khởi động chương trình My Story: The 2020 Storytelling Challenge (tạm dịch: Chuyện về Tôi: Thử thách Tự sự năm 2020). Đây là một thử thách kể chuyện nhằm đề cao chân dung các nhà lãnh đạo trẻ đang đấu tranh cho quyền con người, công lý chủng tộc, công bằng giới tính và sự tiến bộ giáo dục cho trẻ em gái.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo