Xem nhanh
Xin gửi đến bạn nội dung tóm lược của hội nghị trực tuyến của Facebook đến giới truyền thông APAC diễn ra trong hôm nay 8/12.
Sứ mệnh của Facebook là mang tới cho mọi người sức mạnh để xây dựng cộng đồng và mang thế giới đến gần với nhau hơn.
Dưới đây là sơ lược về những hoạt động mà chúng tôi đã triển khai trong năm nay để giúp các doanh nghiệp và cộng đồng không chỉ tồn tại mà tiếp tục phát triển trong giai đoạn khó khăn này.
Phản ứng của Facebook với COVID-19
Kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố COVID-19 là tình trạng y tế khẩn cấp, chúng tôi đã và đang làm việc để:
Cung cấp thông tin chính xác đến mọi người:
- Trung tâm thông tin về virus corona (COVID-19): Chúng tôi muốn đảm bảo rằng mọi người có đủ thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn về điều mình sẽ chia sẻ trên Facebook. Kể từ khi tính năng này hoạt động, chúng tôi đã giúp định hướng trên 2 tỷ người dùng tiếp cận các thông tin đáng tin cậy.
- Ngành truyền thông đã hoạt động dưới điều kiện vô cùng vất vả để mang thông tin chính xác tới mọi người trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Chúng tôi đã đầu tư 100 triệu đô la Mỹ trên toàn cầu để hỗ trợ cho ngành này, giúp các nhà báo và phóng viên có thể tiếp tục đưa thông tin tới mọi người.
- Thông qua Dự án Báo chí của Facebook (Facebook Journalism Project), chúng tôi đã dành 2 triệu đô la Mỹ để lập quỹ, hướng dẫn và đào tạo hỗ trợ các tổ chức thông tin tại Châu Á Thái Bình Dương trong công cuộc chống lại virus corona, bao gồm:
- Hợp tác với International Center for Journalists (ICFJ – Trung tâm Phóng viên toàn cầu) thông qua trợ cấp, tổ chức webinar (hội thảo trực tuyến) và đào tạo chuyên nghiệp giúp các nhà xuất bản đối mặt với các thách thức trong đại dịch.
- Hợp tác với World Association of News Publishers (WAN-IFRA – Hiệp hội các nhà xuất bản tin tức thế giới) tổ chức Newsroom Transformation 2020, chương trình đào tạo trong 6 tháng cho ít nhất 10 nhà xuất bản truyền thống trong khu vực Đông Nam Á thông qua khóa học trực tuyến Newsroom and Business Transformation 2020 kéo dài 5 tháng.
- Hơn 1.000 người làm việc trong lĩnh vực truyền thông tại Châu Á Thái Bình Dương đã tham gia chương trình Digital Media Bootcamp: COVID-19 Edition để tìm hiểu về biện pháp xử lý thông tin về COVID-19 hiệu quả nhất.
Đóng góp vào nỗ lực hồi phục kinh tế và y tế
- Để hỗ trợ các tổ chức y tế trên toàn cầu, chúng tôi ủng hộ 20 triệu đô la Mỹ đóng góp vào nỗ lực đối phó với COVID-19, ủng hộ 25 triệu đô la Mỹ cho các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, đồng thời cho phép quảng cáo miễn phí giúp tiếp cận 1.8 tỷ người và cung cấp dữ liệu và công cụ cho các đối tác.
- Theo báo cáo Tình hình các doanh nghiệp nhỏ (State of Small Business), chỉ có 46% các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang hoạt động trên Facebook cảm thấy lạc quan về việc kinh doanh của mình trong tương lai.
- Để giúp đỡ các DNVVN trong giai đoạn phục hồi này, chúng tôi đã khởi động nhiều sáng kiến, từ việc hỗ trợ tài chính cho tới cung cấp các công cụ số.
- Chúng tôi vừa công bố chương trình Small Business Grants, hỗ trợ 100 triệu đô la Mỹ trợ cấp và tín dụng quảng cáo cho 30,000 doanh nghiệp nhỏ ở hơn 30 quốc gia.
- Chúng tôi đã chia sẻ dữ liệu di chuyển tổng hợp và bản đồ mật độ dân số với các nhà nghiên cứu sức khỏe và tổ chức phi lợi nhuận để giúp cung cấp thông tin cho các nỗ lực dự báo dịch bệnh và các biện pháp bảo vệ.
Kết nối mọi người
- Chúng tôi thực hiện một số sáng kiến như ra mắt Trung tâm Trợ giúp cộng đồng (Community Help) hỗ trợ mọi người yêu cầu hoặc đề nghị giúp đỡ hàng xóm, chẳng hạn như tình nguyện giao hàng tạp hóa hoặc quyên góp cho cửa hàng thực phẩm địa phương hay gây quỹ.
- Chúng tôi cũng đã hợp tác với chính quyền địa phương và các tổ chức y tế khẩn cấp để tiếp cận mọi người trên Facebook và Messenger, đồng thời cho phép họ sử dụng Workplace miễn phí.
- ChatBot trên WhatsApp của Chính phủ Singapore – được thiết lập Chính phủ cập nhật hàng ngày về các thông tin mới nhất và giải quyết thông tin sai lệch. Gov.sg – kênh WhatsApp chính thức của chính phủ Singapore hiện có hơn 600.000 người dùng tham gia.
- ChatBot trên Messenger của Bộ Y tế Philippines – Philippines có số lượng người dùng khổng lồ với 60 triệu người hoạt động hàng tháng trên Messenger. Bộ Y tế Philippines đã ra mắt một chatbot trên nền tảng này để chia sẻ các cập nhật về COVID-19 cho mọi người trên quy mô lớn, sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Tagalog.
- ChatBot trên Messenger của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC – Center for Disease Control) Đài Loan – Phản ứng của Đài Loan với COVID-19 được đánh giá là một trong những nước tốt nhất trên thế giới nhờ vào những nỗ lực của CDC Đài Loan. Cơ quan này đã ra mắt chatbot Nhắn tin COVID-19 trên Messenger bởi tính toàn cầu của nền tảng này có thể sử dụng để chia sẻ thông tin mới nhất không chỉ cho người dân địa phương mà cả người Đài Loan ở khắp nơi trên thế giới.
Hỗ trợ Doanh nghiêp vừa và nhỏ (DNVVN)
- Hầu hết các DNVVN đều không thể mua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông lớn, trong khi đó các công cụ dù miễn phí hay trả phí của chúng tôi đều có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận tới những đối tượng mục tiêu. Phần lớn trong số 200 triệu doanh nghiệp sử dụng các công cụ miễn phí như Trang (Page), Hộp thư đến (Inbox), Messenger và Việc làm (Jobs).
- Để hỗ trợ DNVVN trong giai đoạn phục hồi này, chúng tôi đã khởi động nhiều sáng kiến, từ việc hỗ trợ tài chính cho tới cung cấp các công cụ số.
- Chúng tôi cũng đi tiên phong trong việc nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và thiết kế các chương trình giúp họ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, từ đào tạo đến các khoản trợ cấp và các cơ hội nâng cao kỹ năng.
- Facebook, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới đang thực hiện nghiên cứu mang tên “Tình hình các doanh nghiệp nhỏ” (State of Small Business) dựa trên khảo sát các DNVVN diễn ra 2 lần mỗi năm trên một Trang Facebook. Trong năm 2020, chúng tôi đã chuyển sang khảo sát hàng tháng để mang đến một góc nhìn về các trải nghiệm của các DNVVN trong tình hình Covid-19. Khi đo lường tác động của đại dịch lên tình hình kinh doanh, doanh thu, nhân sự và tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng tôi đã có được những hiểu biết sâu sắc về những nhu cầu và các thách thức mà DNVVN (khu vực Đông Á và Thái Bình Dương) gặp phải, như:
- 15% số DNVVN trên toàn cầu phải đóng cửa và những doanh nghiệp tái mở cửa đang gặp phải những áp lực về tài chính và sụt giảm nhu cầu.
- Các doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
- 55% số DNVVN cho biết doanh số bán hàng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
- Khoảng ⅓ số DNVVN cho biết họ phải cắt giảm nhân viên.
- 20% số nữ lãnh đạo doanh nghiệp cho biết họ phải dành sáu giờ hoặc hơn mỗi ngày cho việc nội trợ, trong khi con số ở nam giới là 12%
- Các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ có tỉ lệ phải đóng cửa cao hơn ở mọi khu vực trên thế giới. Vào thời điểm cao điểm cách ly xã hội hồi tháng 5, tỷ lệ đóng cửa các doanh nghiệp do nữ lãnh đạo cao hơn 7% so với các DNVVN do nam lãnh đạo. Khoảng cách này đã bắt đầu được thu hẹp, nhưng theo ước tính, tỷ lệ việc làm của phụ nữ bị tổn thương bởi suy thoái kinh tế hiện nay cao hơn hơn 1,8 lần so với nam giới.
- 53% các lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ đang phải vật lộn để trang trải các hóa đơn cho gia đình họ.
- Hai thách thức ngắn hạn hàng đầu mà các lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ thường đề cập nhất là suy giảm nhu cầu và hạn chế về dòng tiền.
- 55% DNVVN trong khu vực cho biết doanh số bán hàng giảm do đại dịch; tuy nhiên hơn một nửa số chủ doanh nghiệp trong khu vực cho biết họ lạc quan về tương lai của mình.
- 45% số DNVVN tại Đông Á và Thái Bình Dương đã thực hiện hơn ¼ số giao dịch bán hàng thông qua các kênh kỹ thuật số.
- Ngoài việc chia sẻ những cách thức mới để mọi người có thể hỗ trợ và khám phá các doanh nghiệp nhỏ trong cộng đồng thông qua Facebook và Instagram, chúng tôi còn giới thiệu các công cụ để giúp doanh nghiệp luôn được cập nhật thông tin:
- Trên Facebook, chúng tôi bắt đầu thử nghiệm tính năng cho phép mọi người “Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương” ngay trên Bảng tin Facebook của mình.
- Trên Instagram, các doanh nghiệp có thể thêm nhãn dán #SupportSmallBusiness vào Tin của họ và thêm một nút vào trang của doanh nghiệp họ
- Trên WhatsApp, khách hàng chỉ cần quét mã QR mà doanh nghiệp hiển thị trên cửa hàng, trên bao bì sản phẩm hay biên lai để bắt đầu trò chuyện.
- Chia sẻ Danh mục Doanh nghiệp (Business Catalogs) – giờ đây mọi người có thể dễ dàng khám phá các sản phẩm bằng cách cho phép chia sẻ danh mục và các mặt hàng riêng lẻ dưới dạng liên kết trên các trang web, Facebook, Instagram và các nơi khác.
- Với các tính năng như Danh mục (Catalog), Giỏ hàng và tin nhắn tự động, ứng dụng WhatsApp cho Doanh nghiệp (WhatsApp Business) giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng kết nối một cách riêng tư với khách hàng, làm nổi bật các sản phẩm dịch vụ cũng như trả lời các câu hỏi của khách hàng trong suốt quá trình họ mua sắm. Hiện có hơn 50 triệu người dùng WhatsApp Business trên toàn thế giới.
- Công cụ WhatsApp Business API là một giải pháp doanh nghiệp dành cho các công ty hoạt động ở quy mô lớn như viễn thông, thương mại điện tử và ngân hàng. Chúng tôi đã giới thiệu công cụ này nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp quản lý giao tiếp với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trên quy mô lớn. Mọi người có thể bắt đầu trò chuyện với doanh nghiệp hoặc yêu cầu cung cấp thông tin. Bên cạnh việc phản hồi các tin nhắn đến từ khách hàng, doanh nghiệp còn có thể gửi những thông báo tùy chỉnh như xác nhận giao hàng, lời nhắc cuộc hẹn hoặc vé sự kiện.
- Một số ví dụ về việc doanh nghiệp vừa có thể hoạt động liên tục, vừa tạo nên những kết nối trực tuyến có ý nghĩa với khách hàng, khi không thể kết nối trực tiếp, bao gồm:
- Draslaric SG – Draslaric bán những sản phẩm quần áo có thiết kế độc đáo, đã phải đóng 5 cửa hàng và phải chuyển sang nền tảng trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch. Doanh nghiệp này đã sử dụng Facebook và Instagram làm kênh giữ chân khách hàng chính, chiếm 80% lưu lượng truy cập referral website (lượng truy cập vào website thông qua các trang khác mà không phải thông qua các công cụ tìm kiếm) và 60-70% khách hàng mới thông qua Facebook và Instagram trong sáu tháng qua.
- Coastal Babysitters – Coastal Babysitters cung cấp dịch vụ trông trẻ ở Gold Coast, Úc với hơn 100 người trông trẻ. Số lượt đặt trước cho các dịch vụ của họ giảm mạnh, từ 20-25 lượt trung bình một ngày vào thời điểm trước đại dịch đến nay, đôi khi chỉ còn một lượt mỗi ngày. Để tăng nhận diện và số lượt đặt trước, họ đã tận dụng các Nhóm Facebook để cung cấp hỗ trợ chăm sóc trẻ em cho những người hoạt động trong ngành dịch vụ thiết yếu và các bậc cha mẹ cần trợ giúp kèm cặp những trẻ em hiện không tới trường.
- Fabrictory, Hàn Quốc – Doanh nghiệp cung cấp các lớp học nghệ thuật trên vải cho trẻ em. Mặc dù các lớp học truyền thống đã phải bị hủy bỏ vào tháng Hai do đại dịch, nhưng để tiếp tục phát triển, người sáng lập Hanna Lim, bắt đầu sản xuất và bán bộ dụng cụ vải giúp trẻ em có thể tự thực hiện ở nhà. Doanh nghiệp này cũng tận dụng IGTV và IG Live để tổ chức các lớp học trực tuyến và tương tác với người học trong thời gian thực.
Thử nghiệm sản phẩm mới
Trên phương diện đổi mới, Facebook tiếp tục đầu tư để tạo nên những trải nghiệm và công nghệ giúp mang lại những tác động tích cực và làm hài lòng khách hàng theo những cách hoàn toàn mới.
- Ra mắt Messenger Rooms: Cho phép người dùng tạo phòng họp mặt trên Messenger hay Facebook và mời bất kỳ ai tham gia gọi video, cho dù họ không có tài khoản Facebook. Phòng họp mặt trên Messenger sẽ sớm cho phép gọi nhóm tới 50 người mà không bị giới hạn thời gian.
- Đem tính năng ‘Live With’ trở lại trên Facebook: Tính năng ‘Live With’ cho phép cùng phát trực tuyến với một người khác mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Người dùng có thể mời diễn giả, phỏng vấn một chuyên gia hay tổ chức một buổi biểu diễn với bạn bè.
- Ra mắt tính năng Shops: Công cụ nhằm giúp các doanh nghiệp thiết lập một cửa hàng trực tuyến miễn phí duy nhất trên cả Facebook và lnstagram.
- Ra mắt tính năng Reels: Một cách mới để tạo và khám phá các video ngắn trên lnstagram. Tính năng này hiện được người dùng ở các quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản và Úc đánh giá cao.
- Mở rộng cuộc gọi nhóm WhatsApp: Mọi người hiện có thể thực hiện cuộc gọi thoại và video nhóm với tối đa 08 người trên WhatsApp, so với 04 người như lúc trước.
- Giới hạn chuyển tiếp: Các tin nhắn được chuyển tiếp đã được giới hạn tốc độ lan truyền xuống chỉ còn năm cuộc trò chuyện cùng một lúc, điều này đảm bảo được sự tập trung vào tính riêng tư của WhatsApp khi dùng để kết nối với những liên hệ thân cận.
- Tin nhắn tự hủy: Tin nhắn mới gửi đến một cuộc trò chuyện sẽ biến mất sau 7 ngày, giúp cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và riêng tư hơn.
- Thanh toán ở Ấn Độ: Mọi người trên khắp Ấn Độ hiện có thể gửi tiền qua WhatsApp mà không cần phải trao đổi tiền mặt trực tiếp hoặc đến ngân hàng.
Oculus
- Ra mắt Oculus Quest 2: Oculus Quest 2 nhẹ hơn, nhanh hơn gấp bốn lần với màn hình có độ phân giải cao hơn.
Xu hướng tại Châu Á – Thái Bình Dương
- Khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn là động lực phát triển của Facebook với 727 triệu người dùng hoạt động hàng ngày trong quý 3 năm 2020. [ Theo “Báo cáo thu nhập hàng quý của Facebook Q3 năm 2020”]
- Châu Á Thái Bình Dương sẽ chiếm khoảng một nửa số thuê bao di động mới trên toàn cầu vào năm 2025, với 266 triệu thuê bao mới dự kiến sẽ được kết nối trong toàn khu vực, nâng tổng số lên hơn 3 tỷ người (70% dân số). [ Theo “Nền kinh tế di động Châu Á – Thái Bình Dương 2020” (The Mobile Economy Asia Pacific 2020), GSMA Intelligence, tháng 6 năm 2020]
- Đến cuối năm 2020, 310 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số sẽ chiếm 69% dân số Đông Nam Á từ 15 tuổi trở lên. Mức tăng trưởng này ban đầu được dự báo cho năm 2025 trong nghiên cứu năm 2019, chỉ ra sự tăng tốc trong 5 năm chỉ trong vòng năm 2020. [ Theo “Tương lai người tiêu dùng số, bắt đầu từ hôm nay” (Digital Consumers of Tomorrow, Here Today), Facebook và Bain & Company, tháng 8 năm 2020]
- Sự phát triển của Watch: Kể từ khi Facebook Watch ra mắt trên toàn cầu vào năm 2018, đây trở thành một nơi lý tưởng để khám phá video trên Facebook với mọi chủ đề – từ sự kiện trực tuyến, chương trình, thể thao, tin tức hay video âm nhạc. Ngày nay, hơn 1,25 tỷ người dùng truy cập Watch mỗi tháng để khám phá và chia sẻ video từ hàng triệu nhà sáng tạo và phát hành nội dung.
Tổng kết năm 2020
- Hành vi của người tiêu dùng về cơ bản đã thay đổi do COVID-19 đã định hình lại cách mọi người sống, làm việc và mua sắm.
- Chuyển đổi kỹ thuật số tăng tốc khi con người ngày càng phụ thuộc vào các dịch vụ trực tuyến để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày ngay tại nhà.
- Các công ty đang nhanh chóng chuyển sang thương mại điện tử và sẽ cần phải xây dựng hình ảnh thương hiệu đặc trưng của mình trên môi trường trực tuyến.
- Ngày càng có nhiều cơ hội mở ra cho việc kinh doanh xuyên biên giới.
- Phát triển một cách bền vững trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để tạo ra sự khác biệt và đóng góp cho lợi ích của cộng đồng.
- Năm 2021 sẽ là một năm tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp chuyển từ tồn tại sang phát triển.
Thông tin diễn giả
Ông Dan Neary – Phó Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Phụ trách Kinh doanh toàn cầu, Facebook | |
Bà Karen Teo – Phó chủ tịch phụ trách Kinh doanh toàn cầu, Doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Châu Á Thái Bình Dương Facebook | |
Bà Kaylie Smith – Giám đốc Hoạt động thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương | |
Ông Ajit Varma – Giám đốc Quản lý sản phẩm, WhatsApp | |
Bà Angela Bassichetti – Giám đốc Creative Shops Facebook Châu Á Thái Bình Dương |
Mời bạn để lại ý kiến ở phần bình luận nhé!