Trong bài viết này, các bạn sẽ được biết đến 10 quốc gia có hệ thống pháp luật khắc nghiệt nhất thế giới với những chính sách cai trị không khoan nhượng.

10 hệ thống pháp luật khắc nghiệt nhất thế giới

1. Ả Rập Saudi

Luật Sharia hà khắc của Hồi giáo xem đồng tính luyến ái, ngoại tình và mê tín dị đoan là những tội đáng bị tử hình. Ả Rập Saudi áp dụng hình thức chặt đầu công khai với những tội danh đó. Ngoài ra, phụ nữ không được xem là nhân chứng đáng tin vì theo văn hóa nơi đây, phụ nữ sẽ bóp méo lời khai của họ.

2. Yemen

Tương tự như Ả Rập Saudi, Yemen tử hình các trường hợp ngoại tình, đồng tính và bội giáo. Tại Yemen, chuyện các cô gái trẻ lấy chồng hơn họ nhiều tuổi và phải phục tùng họ là chuyện rất bình thường. Đất nước này từng xôn xao vì vụ việc cô dâu 10 tuổi bị cưỡng hiếp và đánh đập tàn nhẫn bởi người chồng 30 tuổi.

3. Afghanistan

Hiến pháp mới của Afghanistan bao gồm cả luật Sharia và luật thế tục, ngoài ra còn có những quy định nghiêm ngặt về tôn giáo.

Án tử hình sẽ áp dụng với các trường hợp bôi nhọ, xúc phạm người khác hoặc chuyển đổi từ đạo Hồi sang đạo khác. Trong vài năm qua, có hai trường hợp rầm rộ trên các mặt báo: Một người đàn ông chuyển sang Thiên Chúa giáo bị kết án tử hình và một nhà báo 23 tuổi bị buộc tội phát tán bài viết mang tính xúc phạm nhà tiên tri Muhammad.

Dù vậy, luật pháp hiện tại được xem là bớt khắc nghiệt hơn thời Taliban chiếm đóng, nơi người dân phải chịu những quy định hà khắc: Phụ nữ phải mặc Burqa – trang phục truyền thống của phụ nữ Hồi giáo, che phủ toàn bộ cơ thể, chỉ trừ một phần nhỏ ở mắt (phần mặt được che bằng một lớp lưới mỏng). Nữ giới sau 8 tuổi cũng không được đi học hoặc làm việc trong ngành giáo dục.

10 hệ thống pháp luật khắc nghiệt nhất thế giới

4. Iran

Iran cũng vận hành theo luật hình sự Hồi giáo, và số ca tử hình của nước này đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc. Ví dụ: Sử dụng ma túy, quan hệ đồng giới, mua bán và sử dụng rượu đều bị quy vào tội tử hình.

Hai năm trước, một đôi nam nữ đã bị ném đá đến chết vì tội ngoại tình. Trong khi lệnh cấm đã được ban bố và nhiều tổ chức nhân quyền đã yêu cầu bồi thường cho nạn nhân, nhưng hình phạt vẫn diễn ra thường xuyên. Một báo cáo năm 2008 đã thống kê có đến 9 trường hợp bị phạt ném đá.

5. Nigeria

Năm 2000, Nigeria bắt đầu áp dụng luật Sharia để phạt tù những người uống rượu nơi công cộng và ngoại tình. Những ai công khai đồng tính đều bị tử hình.

Điều kiện nhà giam và hệ thống tư pháp đều rất khủng khiếp: 65% tù nhân bị giam giữ để chờ kết án trong thời gian dài, có trường hợp hơn 10 năm. Các tù nhân phải ngủ dưới đất và tỷ lệ mắc bệnh lao rất cao. Thêm vào đó, các quản lao có hành vi tra tấn ép cung tù nhân, đánh đập tàn bạo để họ nhận tội.

6. Sudan

Sudan có một lịch sử hiện đại về những cách trừng phạt khắc nghiệt. Năm 1983, chính phủ Sudan đã áp dụng luật Sharia vào các tội như trộm cắp, uống rượu và mại dâm. Những tên trộm cắp sẽ bị chặt tay, mại dâm sẽ bị tử hình.

Năm ngoái, một giáo viên người Anh đã bị buộc tội lăng mạ vì để các học sinh đặt tên một con gấu bông là Muhammad. Cô đã được đưa đến nhà tù Sudan, nơi mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã mô tả là “khắc nghiệt và quá tải”.

Chủ tịch nước Sudan là người đã bị lên án mạnh mẽ tội diệt chủng và lãnh thổ nước này cũng là vùng cấm bay nghiêm ngặt.

10 hệ thống pháp luật khắc nghiệt nhất thế giới

7. Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước có tỷ lệ tử hình cao nhất thế giới, mặc dù con số có thể lên xuống tuỳ theo hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ. Những tội nghiêm trọng như giết người, biển thủ hay trốn thuế đều bị tử hình.

Nhà tù Trung Quốc nổi tiếng với điều kiện giam giữ nghèo nàn, mặc dù gần đây đã cải thiện chế độ ăn uống và chăm sóc y tế cho tù nhân. Tuy nhiên, tình trạng quá tải vẫn là vấn đề nan giải đối với các nhà tù Trung Quốc.

8. Singapore

Nhà văn William Gibson từng mô tả Singapore như một “Disneyland của án tử hình”. Lý do là gì?

Thành phố và văn hóa Singapore hầu như sạch đến mức “không tỳ vết” nhờ những điều luật vô cùng khắt khe.

Quên xả nước sau khi đi vệ sinh? Phạt. Xả rác? Phạt. Nhảy qua quầy bar? Phạt. Vi phạm luật giao thông? Phạt.

Không những vậy, Singapore áp dụng hình thức phạt đòn. Năm 1994, một thanh niên Mỹ bị bắt vì đã vẽ graffiti lên tường và phải nhận 8 tháng tù cùng hình phạt đánh đòn. Mặc dù Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã lên tiếng nhưng không thể can thiệp nhiều hơn để giám mức án cho người này.

10 hệ thống pháp luật khắc nghiệt nhất thế giới

9. Indonesia

Trong ngày Quốc tế chống lạm dụng và buôn bán ma túy năm nay, Indonesia đã xử tử hai người Nigeria vì tội buôn lậu heroin. Cũng từ năm 2003, tỉnh Aceh của Indonesia đã áp dụng luật Sharia để đàn áp thẳng tay những hành động như mặc váy Hồi giáo tùy tiện hay hẹn hò chốn công cộng.

10. Malaysia

Đa số dân Malaysia đều theo Hồi giáo và được cai trị bởi hệ thống luật Sharia, trừ một số vấn đề vẫn được chấp hành theo luật dân sự. Vài năm gần đây, người dân theo Hồi giáo đã kiến nghị áp dụng luật Sharia cho cả nước.

Điều đó đồng nghĩa với việc cả người phi Hồi giáo cũng có thể bị trừng phạt, giam tù và thậm chí bị đánh đòn khi công khai thể hiện tình cảm nơi công cộng hoặc ăn những thực phẩm không theo chuẩn Halal. Gần đây, Malaysia còn bắt giam những người đàn ông mặc quần áo phụ nữ.

Góc quảng cáo