Khởi nghiệp thành công không phải chỉ đến từ năng lực nội tại của startup. Để nuôi dưỡng 1 startup có khả năng trụ vững trên thị trường phải cần đến sự giúp sức của cả cộng đồng. Là quốc gia thu hút đầu tư lớn thứ 3 trong ASEAN, Việt Nam đang có những công cụ hỗ trợ gì cho startup?

Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn hàng chục triệu đô

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Việt Nam có gần 60 giao dịch với lượng vốn đầu tư vào các startup Việt Nam chỉ xếp sau Indonesia và Singapore. Sự phát triển nhanh chóng từ nội thân các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp, cộng thêm chính sách ưu đãi từ chính phủ, Việt Nam đang là nơi nuôi dưỡng những “kỳ lân tương lai”.

Giới chuyên gia dự báo, tổng số vốn đầu tư vào startup Việt Nam tính đến cuối năm 2019 có thể lên đến hơn 1 tỷ USD. Với dân số 90 triệu người, phần lớn là người trẻ có trình độ và tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình 6,7%; Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Có thể kể đến nhiều thương vụ nổi bật như: Ví điện tử Momo gọi vốn 100 triệu USD từ Công ty Mỹ Warburg Pincus, Tiki được NorthStar Group đầu tư 75 triệu đô và Quỹ đầu tư mạo hiểm GIC đầu tư 50 triệu đô vào VNPay,… Ngoài các nhà đầu tư “ngoại”, nhiều tập đoàn lớn trong nước như VinaCapital, FPT, Viettel, Cengroup cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và rót vốn vào các startup tiềm năng. Nhờ vậy, con số doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam tăng nhanh từ 400 doanh nghiệp năm 2012 lên 3.000 vào cuối năm 2018.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng nuôi dưỡng những “kỳ lân”?
Bản đồ Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam

Hỗ trợ khởi nghiệp không chỉ vào vật chất, mà vào con người…

Các cộng đồng, hệ sinh thái khởi nghiệp cũng hình thành và phát triển nhanh chóng nhằm hỗ trợ nhau trong các vấn đề như: nguồn nhân lực, tài chính, quản trị, không gian làm việc, v.v… Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ thì cả nước có hơn 40 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 70 khu không gian làm việc chung. Song song với việc hỗ trợ cơ sở vật chất và tài chính cho các startup, nhiều cơ sở ươm tạo và thúc đẩy khởi nghiệp có các chương trình đào tạo, huấn luyện bài bản nhằm nâng tỷ lệ sống sót của startup lên nhiều lần như: Topica Founder Insitute, Silicon Valley Việt Nam (VSSV), FIRST, HATCH! PROGRAM, mLab, Hub.IT, Khu công nghệ cao Sài Gòn, .…

Trong số đó, Chương trình huấn luyện khởi nghiệp Topica Founder Insitute (TFI) với mạng lưới TFI mafia và TFT alumni rộng khắp Việt Nam và Đông Nam Á đang hỗ trợ và mở ra nhiều cơ hội cho các học viên trong chặng đường phát triển của doanh nghiệp mình. Cộng đồng khởi nghiệp này bao gồm hàng trăm quỹ đầu tư trong nước và quốc tế, các huấn luyện viên hàng đầu, các founder và các cựu học viên của TFI.

Theo thông tin từ học viên TFI, các founder startup trong chương trình được mài dũa và củng cố bởi quá trình tuyển chọn đào tạo khắt khe bởi ban huấn luyện – những người đại diện các quỹ, các founder thành đạt và dày dạn kinh nghiệm. Ngoài những bài giảng về chuyên môn, những câu chuyện kinh doanh thực tế của chính mình, các mentor còn đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các startup. Không dừng lại ở đó, khi tốt nghiệp, các startup ngay lập tức nhận được 50.000 USD từ Quỹ đầu tư Insiginia Ventures Partners để làm hành trang ban đầu. Nhờ những accelerators như TFI mà các startup có thể trưởng thành nhanh chóng chỉ trong vài tháng thay vì phải dò dẫm từng bước để mất vài năm.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng nuôi dưỡng những “kỳ lân”?
100% startup nhận đầu tư 50.000 USD ngay khi tốt nghiệp chương trình huấn luyện khởi nghiệp TFI

Và những chính sách hợp lý

Một trong những điều làm nên không khí cạnh tranh nóng bỏng trong giới khởi nghiệp của Việt Nam còn nằm ở sự hỗ trợ về chính sách. Hiện nay, Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) và nhiều chính sách ưu đãi như thủ tục mở công ty, ưu đãi về thuế, hỗ trợ hạ tầng, thiết chế tài chính và dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp đang thực sự tạo đà cho hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam được cất cánh.

Theo Dự thảo chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đến năm 2030 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, Việt Nam sẽ có ít nhất 5 công ty công nghệ giá trị trên 1 tỷ USD (hay còn gọi là kỳ lân – unicorn) vào năm 2025 và tăng gấp đôi vào năm 2030.

Hành trình khởi nghiệp không dễ dàng, đặc biệt nếu startup phải đơn thương độc mã trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Được hỗ trợ về chính sách, huấn luyện nâng cao năng lực, kêu gọi vốn đầu tư ngay từ khi bắt đầu một cách chuyên nghiệp… là những công cụ hỗ trợ thiết thực mà bất kỳ doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng ao ước.

Với những điều kiện tốt nhất đang được đầu tư cho các startup như hiện nay, có thể nói cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam đang có được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để có thể nuôi dưỡng các kỳ lân trong tương lai.

Góc quảng cáo