Tại cuộc gặp gỡ giới truyền thông TPHCM trong buổi tạm gọi “Lễ tổng kết F1s” sau hai tháng bán hàng, OPPO Việt Nam cho rằng sản phẩm OPPO F1s là hành trình khai phá thị trường đầy thú vị. Thú vị chứ! Vì đây không chỉ là một cuộc chiến khai phá thị trường, nó còn cho thấy bài học giá trị của việc khai phá, cách thức khai phá.
Điều OPPO Việt Nam nói có lẽ đúng và đáng nhìn dưới góc độ khai phá trị trường phân khúc 6 triệu đồng trong làng di động. Vào đầu tháng 8-2016, thị trường đã được hâm nóng khi ra mắt OPPO F1s với giá chưa đến 6 triệu đồng kèm gói quà tặng trị giá gần 2,2 triệu đồng khi mua sản phẩm.
Còn nhớ, khi ông Đặng Quốc Cường giới thiệu xong F1s và công bố giá cùng chương trình bán hàng thì cả ngàn người mà đa phần là các đại lý, nhà phân phối trong khán phòng đồng loạt vỗ tay tán thành. Một “hiện tượng” hiếm thấy khi công bố giá bán của một chiếc smartphone!
Trong bối cảnh tháng 8-2016 thị trường không mấy sôi động vì không có sản phẩm mới, sức mua ì ạch, F1s ra đời đã mang lại cơ hội nâng cao doanh số, tạo sức mua mới cho các đại lý, nhà phân phối. Điều đó đã vượt lên xa những con số tính toán ban đầu.
Các số liệu tại “Lễ tổng kết F1s” cho thấy F1s đã tạo nên những cột mốc đáng nhớ và những con số ấn tượng sau 2 tháng bán ra của sản phẩm này. Cụ thể, riêng sản phẩm F1s cũng góp phần cho sự tăng trưởng thị phần của OPPO tính tới thời điểm này là 77% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, tháng 8 OPPO đạt được hơn 27% thị trường.
Ở đây không khó để nhận ra OPPO F1s liên tục nằm ở vị trí đầu tiên trong top smartphone bán chạy của tháng 8 và 9 (theo số liệu GfK). Trong thời gian 60 ngày bán chính thức (từ ngày 11-8 đến ngày 10-10), F1s cũng đã tạo được doanh số ấn tượng với 395.000 máy bán ra trên toàn quốc (theo số liệu trên hệ thống của OPPO), chỉ riêng 30 ngày đầu tiên là 200.000 máy. Và hãng này đã tạo ra “thuật toán” mới: “3 giây một phát”, tức là 3 giây bán một chiếc F1s.
Sự góp mặt của OPPO F1s vào thị trường đã ngay lập tức làm thay đổi cục diện. Các con số trên góp phần vào sự tăng trưởng của nhóm sản phẩm tầm trung, phân khúc 5-7 triệu đồng tăng gấp 2 lần từ 10.3% lên 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Như thế xét về thời điểm, hành trình khai phá thị trường của F1S là hành trình tiên phong trong nhóm sản phẩm cùng phân khúc.
Chưa hết, “khai phá thị trường” chỉ là một phần trong cụm từ “hành trình khai phá thị trường đầy thú vị”, vậy điều “thú vị” nằm ở đâu? Ở chỗ, Samsung J7 Prime xuất hiện với ngày mở bán 23-9, tức là sau ngày mở bán chính thức của OPPO F1s là 11-8. Không khó để hình dung J7 Prime của Samsung nhanh chóng xuất hiện nhằm cản bước tiến của OPPO F1s và cũng không nằm ngoài ý muốn phải mau chiếm cứ miếng bánh thị phần 6 triệu đồng đang bị OPPO nắm quá nhanh.
Cách “tiến quân” của J7 Prime cùng nhắm vào phân khúc 6 triệu cùng quà tặng kèm, cùng khuôn thước thiết kế cho đám đông… đã tiếp tục tạo nên sự nhộn nhịp của thị trường phân khúc 6 triệu. Theo như số liệu Samsung công bố, sau 1 tháng kể từ ngày chính thức mở bán (23-9 đến 23-10) J7 Prime đã đạt doanh số gần 200.000 máy bán ra trên toàn quốc. Con số này đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nhóm sản phẩm tầm trung của Samsung trong năm 2016 tính đến thời điểm này với mức tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Samsung J7 Prime cũng đã nhanh chóng chiếm giữ “miếng bánh kha khá” trong phân khúc 6 triệu đồng
Câu chuyện đến đây đã thú vị chưa? Thú vị chứ, khi thị trường dồn dập rượt đuổi, so kè nhau… và còn kéo theo nhiều sản phẩm khác về với giá thực, như Sony XA sau nhiều phen điều chỉnh giá cũng phải về phân khúc 6 triệu; và như trong ngày hôm nay (1-11), HTC One ME cũng rời mức giá gần 9 triệu về phân khúc 6 triệu…
Thú vị ở chỗ OPPO F1s đã làm thay đổi thị trường, thay đổi cách nhìn về sản phẩm của nhiều hãng. Có thể không ngoa khi nói rằng hãng nào muốn vào phân khúc 6 triệu phải nhìn OPPO F1s, và nhìn J7 Prime rồi mới “cân, đo, đong, đếm”.
“Cuộc chiến” nào mà chẳng tàn khốc. Và tâm điểm của tháng 8 và tháng 9 vẫn là “cuộc chiến” của F1s và J7 Prime. Ở đó không khó hình dung J7 Prime vốn tự phong là “Kẻ hủy diệt” đã mang theo mình cả “kho” chiến lược PR, thậm chí không ngại dìm hàng đối thủ, và dìm không xong thì chạy vào nhà đóng cửa “không chơi nữa”. Điển hình là vụ clip J7 Prime dìm hàng F1s bị cồng đồng mạng ném đá quá mạnh nên phải nhanh chóng hạ clip, cắt đoạn “dìm đối thủ” và rồi tỏ ra “như chưa hề có cuộc đánh nhau”.
Phản ứng của OPPO Việt Nam về vụ clip là lờ đi thay vì “đánh trả”. Trả lời về phản ứng này, OPPO cho rằng: “Để OPPO F1s ra đời và tạo được nhiều kết quả hơn mong đợi, OPPO Việt Nam đã “thai nghén” dự án này hơn năm trời, chuẩn bị tất cả mọi thứ từ sản phẩm đến tìm hiểu thói quen người dùng, giá trị tặng thêm và cả sự cam kết ủng hộ của đại lý. Tất cả mọi người phải làm việc một cách cần mẫn trên tin thần tôn trọng và phòng ngừa tất cả những biến cố, kể cả biến cố bất khả kháng có thể xảy ra”. Mà theo như ông Đặng Quốc Cường, nếu có biến cố bất khả kháng xảy ra thì ít nhất mình đã làm tốt nhất những gì mình có và mình có thể làm, thì xá gì chuyện bị “đâm chọt”.
Chuyện châm chọt, “tát” nhau hay tranh giành chứng tỏ mình là số 1 thị trường… gì đó trong PR thì có nhiều cách nhìn, nhiều lý lẽ, quan điểm, nếu không vi phạm pháp luật, và những câu chuyện kiểu này hẳn còn diễn ra.
Còn trước mắt, “Chỉ số tăng trưởng của OPPO minh chứng cho dự đoán về nhóm sản phẩm tầm trung 5-7 triệu tiềm năng, sẽ thúc đẩy thị trường đi lên và hứa hẹn trở thành phân khúc chủ lực của thị trường trong thời gian tới. Cùng với những thách thức và cơ hội, bằng sự thấu hiểu nhu cầu của người dùng Việt Nam, sự quyết tâm khai thác phân khúc 5- 7 triệu của OPPO không chỉ giúp thúc đẩy sức mua người tiêu dùng, mà còn tạo nên một thị trường sôi động hơn” như “Lễ tổng kết” đã nêu là điều mà hãng này đã làm được.
Từ đây, cũng thấy rằng, sao Samsung J7 Prime không làm một “Lễ tổng kết J7 Prime” để giới truyền thông được thấy rõ bản sắc giá trị của J7 Prime!? Âu đó cũng là điều cần thiết!
Nguồn: SGGP