Tuần trước Google kết thúc những thông tin rò rỉ về việc mua một phần mảng smartphone HTC khi chi 1,1 tỷ USD cho thương vụ này, gần bằng 1/10 số tiền họ bỏ ra để thâu tóm Motorola vào năm 2011. Vậy thật sự, Google đang nghĩ gì về định hướng smartphone cho tương lai?
Quay trở lại cách đây 6 năm khi CEO Google là Larry Page. Ông thông báo với thế giới rằng công ty công nghệ Mỹ chính thức thâu tóm Motorola Mobility với số tiền là 12,5 tỷ USD. Rất nhiều người trong số chúng ta hy vọng sẽ xuất hiện thêm một thế lực Android, bên cạnh Samsung và HTC. Tạo nên những cuộc cạnh tranh sòng phẳng với Apple.
Nhưng không, Google bán lại Motorola cho Lenovo không lâu sau đó. Năm 2014, thương hiệu Motorola (bây giờ là Moto) chính thức thuộc về Lenovo.
Lý do Google mua Motorola
Nếu nói Google mua Motorola là sai lầm, về cơ bản là đúng nhưng nhận xét khách quan là chưa chính xác. Google mua Motorola với mức giá 12,5 tỷ đô la và bán cho Lenovo hơn 2,9 tỷ đô la. Thiệt hại số tiền hơn 4 lần họ bỏ ra và Lenovo mua nhưng không trả hết, trả trong vòng 3 năm bao gồm cả tiền mặt lẫn cổ phiếu.
Ngược lại Google lúc sở hữu Motorola đã thu lợi rất nhiều từ bằng sáng chế từ họ. Có đến 17,000 bằng sáng chế được đăng ký bản quyền bởi Motorola (7,500 đang chờ cấp). Khi mua lại, Lenovo chỉ giữ hơn 2,000 bằng sáng chế và đa phần là không quan trọng. Phần lớn quan trọng còn lại vẫn thuộc Google.
Thật sự Google chi ngần ấy số tiền mục đích chính là sở hữu chất xám từ Motorola, chuẩn bị cho những smartphone tiếp theo do chính Google thực hiện. Nhưng sai lầm vẫn còn hiện hữu, thất bại đến khi tuổi đời sản xuất điện thoại của họ lúc đó còn quá non trẻ. Thực hiện thương vụ với Lenovo là không khó tránh khỏi và tiện cả đôi đường.
Google mua mảng smartphone HTC, đến lúc bức phá trên thị trường di động?
Google chi 1,1 tỷ USD để mua một phần mảng smartphone của HTC vào ngày 21 tháng 9 vừa qua. Theo đó, ngoài 2,000 kỹ sư HTC phụ trách mảng nghiên cứu Pixel thì Google sở hữu tất cả các công nghệ của HTC liên quan đến dòng smartphone này. Đây chính là tham vọng của gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
Xâu chuỗi những sự kiện từ việc mua Motorola cho đến thương vụ 1,1 tỷ USD với HTC. Rõ ràng đây không phải là sự tình cờ. Google có sự chuẩn bị cực kỳ nghiêm túc để phát triển cho thế hệ Pixel tương lai.
Khác với những dòng Nexus trước đây, vẫn chưa tạo nhiều dấu ấn. Sự xuất hiện của Google Pixel năm ngoái đã thay đổi đáng kể. Đến bây giờ, nhiều người vẫn nhớ đến Pixel là smartphone có thiết kế đẹp mắt và một trong những smartphone Android sở hữu camera ấn tượng nhất.
HTC được xem là át chủ bài của Pixel khi công ty Đài Loan không chỉ chịu trách nhiệm thiết kế, mà còn liên quan đến nhiều phần cứng khác của thiết bị. Từ nội thất bên trong, vị trí của pin đến chống rung camera, tất cả đều là HTC. Rõ ràng, không quá để nói HTC là DNA của Google.
Với tên tuổi của mình, không khó để Google làm việc với Foxconn, Pegatron hay các OEM chuyên biệt khác để xây dựng những chiếc điện thoại cao cấp sau này thay vì 1,1 tỷ USD cho hơn 2,000 nhân viên HTC. Tuy nhiên Google không muốn bỏ lỡ những thành tích đạt được trên Pixel phát triển theo định hướng khác của các công ty.
HTC, cụ thể là kỹ sư mảng smartphone của họ sẽ là sự bổ sung hoàn hảo với Google. Những con số thống kê đạt được trong năm đầu tiên không thể hiện được nhiều. Chính ngay cả Samsung, Apple hay quá khứ như Nokia, Blackberry đều không sở hữu doanh số hàng chục triệu smartphone trong những năm đầu tiên.
Với sự giúp sức của HTC, Google có quyền hy vọng Pixel sẽ có chỗ đứng an toàn trong thời gian gần, bên cạnh Apple và Samsung. Cạnh tranh với nhiều lĩnh vực, từ Học máy, nhiếp ảnh điện toán cho đến trợ lý thông minh và cả phương diện truyền thông.
Có một lý do về việc Pixel 2 và Pixel 2 XL không xuất hiện trong bài là vì thương vụ này vừa được thỏa hiệp trong năm nay. Kết quả sẽ không trình chiếu ngay trên hai thiết bị sắp được ra mắt.
Nhưng hãy tin rằng, HTC của năm 2017 sẽ giúp Google xây dựng về chiếc điện thoại thông minh toàn diện. Không lâu nữa, dòng Pixel sẽ là một thế lực hùng mạnh trên thị trường smartphone đầy khó khăn và thử thách.
Tham khảo: Android Central.