Trong quá trình sử dụng Internet, hẳn là sẽ có đôi lần bạn nghe nói đến thuật ngữ “bóp băng thông”hoặc “điều tiết lưu lượng mạng”. Làm thế nào để nhận biết và cách khắc phục?

Băng thông (bandwidth) là gì?

Băng thông (bandwidth) là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền từ thiết bị của người dùng và máy chủ trong khoảng thời gian một giây. Khái niệm bandwidth đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền. Bandwidth càng lớn, tốc độ truyền dữ liệu càng cao.

Glasnost, công cụ giúp biết nhà mạng bóp băng thông Internet của bạn hay không

Nói đơn giản, nếu băng thông lớn thì dữ liệu sẽ truyền tải nhanh hơn và ít bị tắc nghẽn, đơn vị tính thường được sử dụng là Mb/s hoặc Gb/s.

Bóp băng thông / điều chỉnh lưu lượng mạng là gì?

Bóp băng thông (còn gọi điều chỉnh lưu lượng mạng) là cách mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hoặc nhân viên quản trị hệ thống mạng của công ty thường sử dụng để hạ thấp tốc độ Internet có chủ đích.

Glasnost, công cụ giúp biết nhà mạng bóp băng thông Internet của bạn hay không

Theo Lifewire, bóp băng thông có thể xảy ra trên thiết bị của người dùng (máy tính, smartphone…) hoặc các website, dịch vụ trên Internet. Ví dụ: nhà mạng có thể bóp băng thông tại một khung giờ nhất định trong ngày để giảm tắc nghẽn mạng, giảm lượng dữ liệu xử lý và tiết kiệm chi phí mua thiết bị.

Việc bóp băng thông cũng thường xảy ra bên trong các công ty. Cụ thể là các quản trị viên hệ thống có thể giới hạn tốc độ kết nối Internet của bạn để đảm bảo mọi người sử dụng mạng được ổn định hơn, tránh được trường hợp có một người nào đó tải phim, cắm torrent…

Làm thế nào để nhận biết mạng có bị bóp băng thông?

Hiện có 02 công cụ giúp bạn kiểm tra tốc độ mạng xem có bị bóp băng thông hay không, đó là 2 trang web Speedtest và Glanost.

Với Speedtest, bạn chỉ cần truy cập vào và bấm Begin Test, website này sẽ tự động dò tìm một máy chủ gần nhất để thực hiện tác vụ tải về/tải lên và đo tốc độ.

Glasnost, công cụ giúp biết nhà mạng bóp băng thông Internet của bạn hay không

Với Glasnost thì bạn có nhiều lựa chọn hơn, tuy tại Việt Nam rất ít người biết đến, song website này đã được New York Times đề cập trên bài báo của mình.

Công cụ này được tin tưởng bởi nó có khả năng đo đạc và so sánh hiệu suất giữa các ứng dụng khác nhau giữa máy đo đạc và máy chủ của họ. Bài kiểm tra có thể phát hiện ra lưu lượng tải lên và xuống trực tiếp…

Sử dụng Glanost để kiểm tra băng thông Internet 

  1. Bạn truy cập vào địa chỉ chính thức của Glanost tại: http://broadband.mpi-sws.org/transparency/glasnost.php
  2. Kéo xuống phần Select a Glasnost test to run, ở đây có 3 mục chính là P2P apps, Standard apps và Video-on-Demand.
  3. Bấm nút Start Testing.
Glasnost, công cụ giúp biết nhà mạng bóp băng thông Internet của bạn hay không

Ở kết quả trả về, nếu tốc độ mạng đo được tới các máy chủ trong nước tương đương gói bạn đã đăng ký với nhà mạng thì có thể tạm kết luận là không bị bóp băng thông. Còn khi kết quả thấp hơn thì có thể đang bị nhà mạng hiệu chỉnh lại lưu lượng mạng thấp hơn gói bạn đã trả tiền hàng tháng.

Cập nhật: Hiện dự án Glanost đã chấm dứt

Sử dụng YouTube để kiểm tra

Kiểm tra từ YouTube là một cách không khoa học nhưng dễ dàng để nhanh chóng biết liệu ISP có đang giới hạn băng thông video của bạn hay không. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở 1 video 4K, ví dụ như video này.
  2. Nhớ là phải chọn chế độ phát 4K trong phần chỉnh settings.
  3. Xem video ở chế độ toàn màn hình, chú ý xem video có bị dừng và icon loading nó có hiện lên hay không.
  4. Nếu nó bị hiện tượng như bước 3, bạn hạ độ phân giải rồi thực hiện lại.
  5. Lặp lại cho đến khi bạn không bị hiện tượng đã nêu ở bước 3 và vẫn chơi video bình thường. Đây là băng thông video hiệu quả của bạn.

Cuối cùng bạn kiểm tra độ phân giải dựa trên biểu đồ bitrate của YouTube dưới đây để ước tính băng thông video qua đường truyền.

Glasnost, công cụ giúp biết nhà mạng bóp băng thông Internet của bạn hay không

Kế đến là so sánh với với tốc độ Internet tổng thể do website như SpeedOfMe để kiểm tra. Nếu băng thông video của bạn thấp hơn đáng kể so với tốc độ internet đã thử nghiệm của bạn? Đó là bằng chứng về khả năng bị bóp băng thông.

Một số vấn đề cần lưu ý:

  • Đối với Speedtest, công cụ này thường đo tốc độ đường mạng gần đúng nhất với cam kết của nhà mạng nếu lựa chọn đo máy chủ trong nước và thuộc cùng một nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP)
  • Công cụ Glanost hiện không hỗ trợ Java nên bạn chỉ có thể dùng hệ điều hành Windows và vẫn còn Flash Player để kiểm tra.
  • Nhà mạng thường sử dụng đơn vị Mbps (Megabit per second – Mb/s) để quy định tốc độ mạng, nhưng các phần mềm tải tập tin, trình duyệt lại tính tốc độ tải bằng MBps (Megabyte per second – MB/s). Hiện tại vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa Mb và MB. Cụ thể được tính như sau:
    • 1 byte = 8 bits.
    • 1 bit = 1/8 bytes
    • 1 bit = 0,125 bytes.

Ví dụ: nếu bạn đăng ký gói cước với nhà mạng là 20 Mb/s thì tốc độ tải tối đa sẽ được tính là 20 * 0,125 = 2,5 MB/s. Nếu không rành, bạn có thể tham khảo bảng quy đổi tại liên kết: https://www.gbmb.org/mbps-to-mbs.

Làm thế nào để biết nhà mạng bóp băng thông Internet của bạn?

– Để tránh bị bóp băng thông bởi nhà mạng, bạn có thể sử dụng các phần mềm VPN (mạng riêng ảo) để mã hóa đường truyền giữa thiết bị và máy chủ giao tiếp, đơn cử như Opera VPN, Secure VPN… Tuy nhiên việc cài đặt VPN trên máy tính cơ quan thường rất khó thực hiện được do bị quản trị viên quản lý.

(Tổng hợp)

Góc quảng cáo