Sau nhiều tin đồn về thương vụ này xuất hiện trong những ngày vừa qua, Microsoft vừa xác nhận mua lại GitHub với mức giá 7,5 tỷ USD.

Microsoft chính thức mua lại GitHub giá 7,5 tỉ USD

Đây là hợp đồng mua bán lớn thứ 2 của CEO Microsoft Satya Nadella sau thương vụ LinkedIn trị giá 26,2 triệu USD 2 năm trước.

GitHub có giá 2 tỷUSD vào năm 2015 và Microsoft sẵn sàng mua lại (trả bằng cổ phiếu) trị giá 7,5 tỷ USD trong một thỏa thuận có thể được thống nhất vào cuối năm nay.

Dịch vụ này là một kho code khổng lồ, rất phổ biến với các nhà phát triển cũng như các tập đoàn lớn. Apple, Amazon, Google và nhiều công ty công nghệ lớn khác đều sử dụng GitHub. Có khoảng 85 triệu kho lưu trữ trên trang web này và 28 triệu nhà phát triển đóng góp công sức cho họ, trong đó Microsoft là một trong những đơn vị tích cực nhất.

Công ty giờ đây sẽ được lãnh đạo bởi CEO Nat Friedman, người sáng lập Xamarin, làm việc dưới quyền của Giám đốc mảng Cloud và AI của Microsoft Scott Guthrie. CEO và nhà đồng sáng lập GitHub Chris Wanstrath giờ đây sẽ trở thành một chuyên viên kỹ thuật tại Microsoft, cũng “dưới trướng” Guthrie.

Microsoft chính thức mua lại GitHub giá 7,5 tỉ USD

Không khó để hiểu tại sao Microsoft muốn mua lại GitHub. Họ đã “triệt hạ” đối thủ cạnh tranh của GitHub là Codeplex vào tháng 12 năm ngoái, và hiện là cộng tác viên hàng đầu cho GitHub, với hơn 1.000 nhân viên tích cực đẩy mã vào kho. Mức phổ biến của kho code này đối với các nhà phát triển có thể giúp Microsoft giành được sự tin tưởng và tôn trọng từ họ.

“Chúng tôi sẽ đẩy nhanh việc sử dụng GitHub của các nhà phát triển doanh nghiệp, với nhiều kênh bán hàng và đối tác trực tiếp cùng quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ đám mây toàn cầu của Microsoft”, Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella nói.

Microsoft rõ ràng biết họ cần phải làm gì với thương vụ 7,5 tỷ USD. “Quan trọng nhất, chúng tôi nhận ra trách nhiệm của mình đối với thỏa thuận này. Microsoft cam kết trở thành người dẫn đường cho cộng đồng GitHub, sẽ đặt các nhà phát triển lên đầu, hoạt động độc lập và vẫn là một nền tảng mở. Chúng tôi sẽ luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của các nhà phát triển và đầu tư vào những nguyên tắc cơ bản cùng các khả năng mới ”, ông Nadella nhấn mạnh

Theo The Verge

Góc quảng cáo