Tập đoàn Samsung và các công ty do các thành viên gia tộc họ Lee xây dựng đang giữ vai trò trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc

Gia tộc họ Lee còn có nhiều tập đoàn khác bên cạnh Samsung

Lee Byung Chull là người đã sáng lập ra Samsung, tập đoàn điện tử hàng đầu của Hàn Quốc, nhưng những gì ông để lại không chỉ có Samsung.

Tổng cộng hiện có 8 người con gồm 3 trai, 5 gái của nhà sáng lập tập đoàn Samsung hiện đang nắm giữ những tập đoàn lớn khác ngoài Samsung, có ảnh hưởng lớn và chi phối nền kinh tế Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tập đoàn Samsung hiện do người con trai thứ ba của Lee Byung Chull – chủ tịch Lee Kun Hee – người giàu có nhất Hàn Quốc nắm giữ. Lee Kun Hee đã nhập viện từ năm 2014 sau một cơn đau tim và con trai của ông Lee Jae Yong, phó chủ tịch của Samsung Electronics hiện đang chịu trách nhiệm điều hành tập đoàn thay cha mình.

Gia tộc họ Lee còn có nhiều tập đoàn khác bên cạnh Samsung
Vị trí của các thành viên trong gia tộc họ Lee, hậu duệ của Lee Byung Chull, người sáng lập Tập đoàn Samsung.

Những người anh chị em khác của Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun Hee hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong các tập toàn lớn khác của Hàn Quốc như CJ, Shinsegae. Đây là những công ty trước đây thuộc sở hữu của Samsung và tách ra hoạt động độc lập.

CJ Group hiện đang dẫn đầu trong thị phần thực phẩm và giải trí cũng như có thế mạnh ở lĩnh vực công nghệ sinh học và bán lẻ, do cháu nội của nhà sáng lập Samsung là Lee Jay Hyun giữ vị trí chủ tịch, còn chị gái là Lee Mi Kyung là phó chủ tịch. CJ hiện quy tụ các công ty lớn như CJ CheilJedang, công ty giải trí CJ E&M và hệ thống rạp chiếu phim CJ CGV quen thuộc tại Việt Nam.

Trong khi đó, Shinsegae Group là tập đoàn lớn trong lĩnh vực bán lẻ với thương hiệu nổi tiếng E-mart. Tập đoàn là một phần tách ra từ Samsung và hiện vẫn do Lee Myung Hee – con gái út của Lee Byung Chull – nắm quyền quản lý, con trai của cô Myung Hee là Chung Yong Jin là Phó chủ tịch, còn con gái là Chung Yoo Kyung là người nắm giữ hệ thống cửa hàng xa xỉ của Shinsegae.

Theo truyền thống của Hàn Quốc, con trai trưởng thường là người kế thừa sản nghiệp của gia đình. Tuy nhiên, con trai cả của Lee Byung Chull là Lee Maeng Hee đã không thể nắm quyền chính sau “sự cố buôn lậu đường hóa học saccharin” năm 1966.

Vào thời điểm đó, các quan chức ở Busan phát hiện ra rằng Công ty phân bón Hàn Quốc, một công ty con của Tập đoàn Samsung đang buôn lậu 55 tấn saccharin vào Hàn Quốc. Tổng thống Park Chung Hee đã ra lệnh điều tra và khiến con trai thứ hai của Lee Byung Chull – Lee Chang Hee phải ngồi tù và ông Lee Byung Chull cũng rời khỏi vị trí lãnh đạo Tập đoàn. Sau đó xuất hiện những tin đồn rằng Lee Maeng Hee cũng liên quan đến vụ việc của Lee Chang Hee, do đó vị trí lãnh đạo tập đoàn Samsung cho người con trai út, Lee Kun Hee.

Hiện ba người con của Lee Kun Hee cũng đang trong quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến thừa kế. Trên thực tế, con trai của Lee Kun Hee là Lee Jae Yong đang nắm giữ vị trí lãnh đạo của Samsung Electronics, thương hiệu nổi tiếng nhất của Tập đoàn. Các con gái của chủ tịch Samsung là Lee Boo JinLee Seo Hyun hiện đang lãnh đạo hệ thống Khách sạn Shilla và Samsung C&T fashion.

Gia đình lãnh đạo tập đoàn Samsung có sức ảnh hưởng vượt qua khỏi lĩnh vực kinh tế, vợ của chủ tịch Tập đoàn Samsung (Lee Kun Hee) là bà Hong Ra Hee có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khi là giám đốc của Leeum, Bảo tàng nghệ thuật Samsung. Người anh trai của bà Hong là ông Hong Seok Hyun hiện nắm ghế lãnh đạo của nhật báo hàng đầu The JoongAng Ilbo.

Góc quảng cáo