Facebook vừa lên tiếng giải thích về tin đồn xoay quanh việc mạng xã hội này chi tiền thu thập dữ liệu người dùng thông qua ứng dụng Research.

Facebook phủ nhận vi phạm điều khoản của Apple

Apple mới đây đã thu hồi chứng nhận Nhà phát triển Doanh nghiệp của Facebook, đồng thời ngừng cấp phép hoạt động các ứng dụng iOS nội bộ của mạng xã hội này. Facebook lập tức đưa giải thích rõ về việc một số cơ quan truyền thông cho rằng mạng xã hội này đang chi tiền để thu thập dữ liệu người dùng từ điện thoại cá nhân.

Tuần trước, một bài viết của Rob Price trên Business Insider đã nêu chi tiết về những dữ liệu mà Facebook đang cố gắng thu thập từ thanh thiếu niên và người lớn ở Mỹ, Ấn Độ.

Giải thích cho việc này, đại diện mạng xã hội lớn nhất thế giới tuyên bố đây không phải chương trình gián điệp và cũng không hề bí mật. Facebook khẳng định họ không vi phạm chính sách của Apple với hệ thống Chứng chỉ Doanh nghiệp, phủ định việc phân phối ứng dụng cho những người không phải là nhân viên, mặc dù Apple đã cáo buộc công ty vi phạm điều này.

Facebook phủ nhận vi phạm điều khoản của Apple

Để nghiên cứu, Facebook đã thuê những người dùng từ 13 đến 35 tuổi cài đặt ứng dụng Research, VPN và yêu cầu quyền truy cập vào mạng gốc để phân tích tất cả dữ liệu truy cập của họ. Việc yêu cầu quyền riêng tư này diễn ra khá sơ sài, tuy nhiên dù đã tắt trên iOS nhưng ứng dụng này vẫn hoạt động trên Android.

Công ty đã nhận được thỏa thuận cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp mới từ Apple, cho phép tạo ra bản dựng mới của những ứng dụng công cộng và doanh nghiệp để mọi nhân viên sử dụng bình thường. Facebook cho biết phiên bản mới của các ứng dụng trên sẽ sớm trở lại và công ty sẽ gửi email cho tất cả người dùng iOS hướng dẫn chi tiết về cách cài đặt.

Đại diện Facebook giải thích ứng dụng Research chỉ đơn giản là một chương trình nghiên cứu thị trường giúp họ hiểu hơn về hành vi và xu hướng của người dùng, từ đó xây dựng các sản phẩm tốt hơn.

Chuyện gì đã xảy ra?

Trong bản memo của mình, Facebook nói: “TechCrunch cho rằng chúng tôi che giấu sự thật. Người tham gia phải tải xuống một ứng dụng có tên Facebook Research App. Tờ báo mô tả như đây là một hoạt động gián điệp và chúng tôi không đồng ý điều đó. Mọi người tham gia chương trình này đều được trả tiền, hoặc có thể từ chối tham gia, và họ biết rõ Facebook là đơn vị tài trợ cho nghiên cứu này. Khi xây dựng chương trình này, chúng tôi đảm bảo minh bạch nhất có thể về những gì đang làm, thông tin đang thu thập và cả quy trình thực hiện”.

Facebook giải thích thêm là phía công ty đã sử dụng một ứng dụng tự xây dựng, không được phân phối qua App Store để thực hiện nghiên cứu. Research được tải thông qua Chứng chỉ Doanh nghiệp.

Apple cho rằng điều này đã vi phạm Điều khoản dịch vụ của công ty nên đã vô hiệu hóa Chứng chỉ Doanh nghiệp của Facebook.

Theo TechCrunch, mạng xã hội hàng đầu thế giới đã sử dụng những phân tích được thu thập bởi ứng dụng Onavo Protect và ứng dụng Research trong nhiều năm để nghiên cứu thói quen và hành vi và người dùng, tìm hiểu để đưa ra các tính năng mới phù hợp với như cầu người dùng. Dữ liệu của Onavo đã từng giúp Facebook biết WhatsApp đã gửi gấp đôi số tin nhắn so với Messenger và sau đó Mark đầu tư 19 tỷ USD để mua lại.

Facebook tuyên bố họ không che giấu nhưng chưa bao giờ công bố chính thức Research như những sản phẩm khác. Không có trang Trợ giúp Facebook, bài đăng trên blog hoặc thông tin hỗ trợ từ công ty. Ứng dụng này đã sử dụng uTest của Applause và Betabound của CentreCode để chạy chương trình dưới những cái tên như Project Atlas và Project Kodiak. Người dùng chỉ phát hiện ra Facebook có liên quan khi họ bắt đầu đăng ký và ký thỏa thuận cấm tiết lộ công khai.

TechCrunch đã xem xét nhiều thông tin liên lạc cho thấy Facebook đe dọa hành động pháp lý nếu người dùng công khai việc tham gia Research. Mặc dù chương trình đã chạy từ năm 2016, nhưng chưa bao giờ được tiết lộ.

Facebook phủ nhận vi phạm điều khoản của Apple

Chương trình này hoạt động như thế nào?

Facebook cho biết hiện họ đang hợp tác với một vài công ty nghiên cứu thị trường (Applause và CentreCode) có trụ sở tại Ấn Độ, Mỹ cho dự án nghiên cứu này. Mọi người tham gia khảo sát thông qua một trang đăng ký chung và sẽ được thông báo nghiên cứu này thu thập dữ liệu cho Facebook. Họ có thể từ chối tham gia hoặc ngừng khảo sát bất cứ lúc nào. Facebook dựa vào một nhà cung cấp bên thứ 3 vì nhiều lý do, như khả năng xác định đối tượng khảo sát, lượng người tham gia đa dạng…

Sau khi những người tham gia khảo sát tải ứng dụng “Facebook Research App”, họ sẽ được yêu cầu xác nhận cho phép thu thập dữ liệu và hiểu rõ thông tin nào được thu thập. Facebook nói công ty đã làm việc rất minh bạch và rõ ràng. “Yêu cầu trích xuất dữ liệu trên thiết bị của người dùng là một cách hiệu quả để lấy thông tin nhanh chóng từ những hệ điều hành kín, như iOS và Android. Chúng tôi tin đây là một phương pháp nghiên cứu thị trường hợp lệ”, bản ghi chú viết.

Phản hồi về việc này, TechCrunch cho rằng: Facebook tuyên bố không phải là gián điệp của người Hồi giáo, nhưng chưa bao giờ đưa ra thông tin đầy đủ về những loại dữ liệu được thu thập. Trong một số trường hợp, các mô tả về thu thập dữ liệu ở mức độ cao của ứng dụng chỉ được đưa vào chú thích.

Chương trình cũng không nói rõ về những loại thông tin khảo sát được sử dụng vào mục đích gì, chỉ nói đơn giản là tìm hiểu về ứng dụng nào đó trên điện thoại, cách thức và thời điểm người dùng sử dụng và thông tin về hoạt động trên internet.

Facebook giải thích họ sử dụng bên thứ ba để dễ dàng xác nhận đối tượng người tham gia nghiên cứu. Nhưng theo TechCrunch thì mang xã hội này tự thực hiện những chương trình nghiên cứu người dùng khác mà không thông qua các công ty trung gian chỉ chạy ở Mỹ và Ấn Độ.

Dù mạng xã hội tuyên bố sử dụng trang đăng ký chung để tránh thiên vị đối tượng tham gia, nhưng quy trình kỹ thuật và tiền trả cho người khảo sát đã chứng minh điều ngược lạiTrong khi các khách hàng của trang khảo sát Betabound trên những nền tảng thử nghiệm khác như Amazon, Norton và SanDisk được tiết lộ tên ngay lập tức tên doanh nghiệp trước khi người dùng đăng ký còn ở Facebook thì không.

Facebook phủ nhận vi phạm điều khoản của Apple

Facebook có cố tình che giấu danh tính?

Dù Facebook nhiều lần khẳng định rằng họ công khai tên công ty trong phần mô tả ứng dụng, cả ở phần tải xuống, cài đặt và trước bất kỳ dữ liệu nào thu thập từ người dùng. Trong bản memo, công ty cho biết “Chúng tôi lựa chọn bên thứ ba để khảo sát Facebook Research để tránh thiên vị người tham gia. Ngay khi họ đăng ký, họ sẽ biết được ngay đây là chương trình của Facebook”.

Tuy nhiên, rõ ràng là Facebook đã thừa nhận người dùng không biết đây là chương trình của hãng trước khi đăng ký.

Facebook thu thập dữ liệu gì và có đọc tin nhắn riêng tư của mọi người không?

Trong bản memo có ghi: “Chúng tôi không đọc tin nhắn riêng tư mà chỉ thu thập dữ liệu để hiểu cách mọi người sử dụng ứng dụng”. Mạng xã hội này khẳng định Research không được thiết kế để theo dõi những gì mọi người chia sẻ.

Công ty chỉ quan tâm đến thông tin như thời gian xem, thời lượng video và thời lượng tin nhắn, không biết chi tiết nội dung thực tế của video, tin nhắn, câu chuyện hoặc hình ảnh. Ứng dụng bỏ qua thông tin được chia sẻ thông qua các phần mềm tài chính hoặc sức khỏe.

Điều đáng lưu ý ở đây là Facebook nói chương trình này không phải là thiết kế để theo dõi những gì người dùng chia sẻ hoặc nhìn thấy. Nhưng lại thừa nhận đang theo dõi chặt chẽ thời gian mọi người dành cho các loại phương tiện liên lạc khác nhau. Và đơn vị có thu thập dữ liệu này.

Facebook phủ nhận vi phạm điều khoản của Apple

Facebook có phá vỡ điều khoản dịch vụ của Apple không?

“Quan điểm của Apple là chúng tôi đã vi phạm điều khoản và họ quyết định các quy tắc cho nền tảng của họ. Chúng tôi đã làm việc với Apple để giải quyết bất kỳ vấn đề nào; kết quả là những ứng dụng nội bộ đã sao lưu và chạy. Mối quan hệ của Facebook với Apple thực sự quan trọng – nhiều nhân viên hãng đang sử dụng sản phẩm của Apple tại nơi làm việc và chúng tôi dựa vào iOS cho những chương trình dành cho nhân viên. Vì vậy công ty sẽ không đặt mối quan hệ đó vào bất kỳ rủi ro nào. Mark và công sự sẽ sớm có mặt để nói thêm về vấn đề này tại Q&A” – Lược trích một phần bản memo của Facebook.

TechCrunch từng báo cáo: “Trong chính sách của Apple nói rõ chương trình Enterprise Certificate yêu cầu các công ty chỉ phân phối Hồ sơ Cung cấp cho nhân viên và chỉ kết hợp với Ứng dụng sử dụng nội bộ cho mục đích phát triển và thử nghiệm. Và doanh nghiệp không được sử dụng , phân phối hoặc cung cấp những Ứng dụng dùng nội bộ cho khách hàng.

Apple đã giữ vững lập trường khi tuyên bố Facebook vi phạm chính sách của mình. Facebook sử dụng tư cách thành viên để phân phối ứng dụng thu thập dữ liệu cho người dùng. Đó là một sự vi phạm rõ ràng về thỏa thuận của mạng xã hội này với Apple.

Facebook đã phân phối ứng dụng Nghiên cứu cho thanh thiếu niên chưa bao giờ ký biểu mẫu thuế hoặc thỏa thuận tuyển dụng chính thức, rõ ràng những người tham gia không phải là nhân viên và họ rất có thể đang là khách hàng sử dụng một số dịch vụ do Facebook sở hữu. Thêm một điều chắc chắn là bạn không thể trả lương cho nhân viên bằng thẻ quà tặng.

Theo: TechCrunch

Góc quảng cáo