Hôm nay Facebook đã bắt đầu chiến dịch chống lại thông tin sai lệch bằng cách đưa ra các lưu ý để người dùng phân biệt.

[irp posts=”48537″ name=”Facebook dùng chiến thuật của Đế Chế La Mã để tiêu diệt Snapchat”]

Facebook đưa 10 hướng dẫn kiểm tra độ chính xác thông tin trên Feed

Theo đó, từ tuần này người dùng tại 14 quốc gia gồm cả Hoa Kỳ sẽ thấy cảnh báo1 trên News Feed nhiều lần trong vài ngày tới, nhằm liên kết đến mục Mẹo biết tin tức sai (Tips to Spot False News) trong Trung tâm Trợ giúp của Facebook. Các hướng dẫn này được viết ra trong khi công ty đang phát triển chuẩn tin tức không lợi nhuận First Draft.

Đáng chú ý, Facebook đang dán nhãn ‘false news’ thay vì thuật ngữ phổ biến ‘fake news’. Mạng xã hội này cho rằng ‘false news’ là các tin tức cố tình làm sai nội dung và gây nhầm lẫn với các tin đúng đắn.

Dù vậy, Facebook có thể giúp người dùng dễ dàng tiếp cận các mẹo này bằng cách đem ra ngoài bảng tin. Việc liên kết với Trung tâm Trợ giúp sẽ dễ khiến mọi người phớt lờ, trong khi số khác không đủ kiên nhẫn để đợi tải nội dung bằng liên kết ngoài.

Facebook đưa 10 hướng dẫn kiểm tra độ chính xác thông tin trên Feed

Dưới đây là 10 hướng dẫn Facebook đưa ra nhằm xác thực thông tin:

  • Hãy hoài nghi về tiêu đề: Các tin sai thường có tiêu đề dễ nhớ với các chữ hoa với dấu chấm than. Đặc biệt là các tiêu đề giật gân và nghe vô lí.
  • Hãy nhìn kỹ URL: Nhiều trang tin tức giả mạo thực hiện những thay đổi nhỏ trên URL, làm cho nó giống với URL từ các nguồn tin xác thực. Bạn có thể vào trang web và so sánh URL với các nguồn được thiết lập.
  • Kiểm tra nguồn tin: Đảm bảo tin tức được viết từ các nguồn mà bạn tin cậy, được đánh giá cao về độ chính xác. Nếu tin đến từ một nguồn lạ, hãy kiểm tra mục About để tìm hiểu thêm.
  • Chú ý các định dạng bất thường: Nhiều trang tin tức giả mạo bị lỗi chính tả hoặc bố cục vụng về. Đọc cẩn thận nếu bạn thấy những dấu hiệu này.
  • Xem xét các bức ảnh: Các câu chuyện, tin tức sai lệch thường chứa hình ảnh hoặc video bị thao túng. Đôi khi bức ảnh có thể chính xác nhưng lại không hợp với bối cảnh bài viết. Bạn có thể tìm hình ảnh để xác minh.
  • Kiểm tra ngày: Các tin sai có thể chứa các mốc thời gian không có ý nghĩa, hoặc các sự kiện đã bị thay đổi ngày.
  • Kiểm tra bằng chứng: Kiểm tra nguồn của tác giả để xác nhận rằng chúng là chính xác. Thiếu bằng chứng hoặc tin tưởng vào các chuyên gia giấu tên có thể dẫn đến một câu chuyện sai.
  • Xem các báo cáo khác: Nếu không có nguồn dẫn, nên tham khảo các báo cáo khác đối với cùng câu chuyện, nó có thể chỉ ra câu chuyện bị sai. Nếu câu chuyện được báo cáo bởi nhiều nguồn bạn tin tưởng, nó có nhiều khả năng là đúng.
  • Câu chuyện có phải là một trò đùa không? Đôi khi những tin tức giả mạo khó có thể phân biệt bởi các từ hài hước hay châm biếm. Kiểm tra xem nguồn tin có được biết đến với nội dung nhái lại hay không và liệu các chi tiết và giai điệu của câu chuyện có gợi ý rằng nó chỉ là đùa vui.
  • Một số tin tức cố ý sai: Suy nghĩ nghiêm túc về những chuyện bạn đọc và chỉ chia sẻ tin tức mà bạn biết là đáng tin cậy.

Những lời khuyên trên là hữu ích và hợp lý, nhưng không may cho mạng xã hội này là người dùng thường không cố gắng để phát hiện tin sai và giả mạo.

Facebook buộc phải làm việc này bởi đa số hiểu biết của mọi người về tin tức quá kém, các tin tức giả mạo tràn lan quá nhiều. Theo các nghiên cứu, hơn một nửa người trưởng thành ở Hoa Kỳ nhận tin tức gián tiếp từ các phương tiện truyền thông xã hội thay vì trực tiếp từ các nguồn đáng tin cậy, đa số sinh viên không thể phân biệt được tin giả với tin tức thực và 20% người dùng mạng xã hội nói rằng họ “đã thay đổi quan điểm xã hội hoặc chính trị sau khi đọc tin từ Feed”.

Facebook đưa 10 hướng dẫn kiểm tra độ chính xác thông tin trên Feed

Nhiều nỗ lực khác của Facebook đã được ghi nhận như: gắn cờ vào các tin sai, hạ thấp đánh giá các câu chuyện đáng ngờ và đặc biệt công ty cũng đã tham gia vào liên minh chống tin giả vào tuần trước.

Tuy nhiên, tin tức thật giả vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào cách suy nghĩ của người dùng và thật khó tin khi các mẹo này sẽ giúp họ trở thành những nhân viên kiểm tra tin tức.

Dịch từ techcrunch

[irp]

Góc quảng cáo