Xem nhanh
Techsign.in đăng lại bài của tác giả Mike High về những nghiên cứu của anh trong quá trình duy trì một Group Facebook chuyên cho mục đích trao đổi và bán hàng.
Bán hàng online thường là cách kiếm thêm của dân văn phòng, chính vì lý do này mà nhiều bạn ra nghề chưa được trang bị đủ kiến thức về việc bán hàng. Tôi cũng chỉ là một người làm trong ngành truyền thông bình thường, nhưng bản thân đang sở hữu chợ online “Những người đàn ông thông minh” – cho phép tôi có thể nghiên cứu tương đối về mảng bán hàng này.
Tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về một số mẹo chắc chắn xài được trong hiện tại – cho phép bạn CHẮC CHẮN BẠN ĐƯỢC HÀNG – dù là lĩnh vực nào cũng vậy! Đây cũng là chuỗi bài viết về chủ đề Social Selling – một chủ đề siêu hot vừa được định nghĩa gần đây, kể từ khi có Facebook.
1. Bỏ qua Facebook Fanpage đi, Group mới là thứ bạn cần
Câu hỏi đầu tiên tôi chắc nhiều bạn sẽ hỏi: ủa, group thì làm thế nào, tưởng nó chỉ nhảm nhí giống Ngưng làm bạn chứ?
Câu trả lời thật ra rất đơn giản: bán hàng phải đi ra từ nhu cầu của khách hàng. Cách dễ nhất để tìm kiếm nhu cầu của khách hàng là gì? Cho phép họ tự nói ra nhu cầu của mình.
Facebook Group hiện tại đang là xu hướng mà Facebook tập trung phát triển trong tương lai. Chính xác thì Facebook đã bắt đầu (theo dự đoán của tôi) muốn phát triển Group thành dạng diễn đàn thay thế cho các diễn đàn vBB tại Việt Nam.
Có thể bạn không tin, nhưng một group bán hàng loại nhỏ vẫn có thể giúp mọi người chốt đơn hàng lên đến hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi tháng.
Vậy làm Facebook Group như thế nào? Những bài viết sau tôi sẽ làm series những ý tưởng cho từng ngành hàng khác nhau.
2. Hãy bỏ ngay những cái “Facebook Ads”
Tại sao? Facebook Ads vẫn tốt cơ mà?
Facebook Ads công nhận là nơi ra đơn hàng rất tốt.
Nhưng bạn cần phải nhìn xa hơn, và nhìn chính xác hơn – Facebook Ads rất phù hợp cho những sản phẩm “shock – độc – lạ”. Còn những sản phẩm ai cũng biết? Lại quay lại câu chuyện cũ thôi: Làm sao bán theo cảm xúc của khách hàng.
Mỹ phẩm mua vì mục đích gì? Quần áo mua vì mục đích gì? Tất nhiên là bạn rõ ràng hơn tôi. Nhưng tôi muốn nói một chuyện là gì? Quần áo người ta quan tâm cũng nhiều về nguồn gốc đấy!
“Đẹp” là quan trọng nhất. Nhưng “đẹp” phải đúng lúc, đúng thời điểm. Ngành truyền thông quảng cáo của tôi thuộc mảng Digital Marketing, do vậy, khách hàng ngày càng khắt khe hơn – họ yêu cầu ngay cả những người làm quảng cáo bình thường cũng phải Bán được hàng cho họ.
Thế là dân quảng cáo cũng nghĩ ra đủ chiêu quảng cáo để phục vụ khách hàng của mình. Nhưng điều tôi tâm đắc nhất vẫn là: ĐÚNG NGƯỜI – ĐÚNG LÚC – ĐÚNG CHỖ
Đúng người: tức là đúng nhu cầu. Không phải là bạn bán thích bán mỹ phẩm là cố gắng nhập về hàng ngàn thứ kem trộn vớ vẩn. Thay vào đó hãy tìm đến những loại mỹ phẩm cao cấp, độc đáo hơn một chút.
Đúng lúc: tức là đúng những khoảng thời gian mà người ta có nhu cầu về sản phẩm nhất. Không phải là cứ đến mùa hè bán bikini, hay mùa đông bán áo khoác. Điều này vẫn đúng, nhưng nếu có hàng chục ngàn seller khác cũng nghĩ giống bạn – phải làm sao.
Ở đây, tôi khuyến khích bạn nên suy nghĩ khác lạ hơn một chút: hãy tìm cách khơi gợi nhu cầu cho khách hàng trước khi đi tìm kiếm nhu cầu của họ. Các bạn bán mỹ phẩm làm điều này rất hay với mọi phép thần kỳ, nhưng bạn có thể làm tốt hơn.
Ví dụ : sau 6 giờ chiều những ngày thứ 3,5,7, bọn tôi thường không có gì khác để làm ngoài ngồi quán cafe quen thuộc và nghiên cứu thảo dược, nếu ngay lúc ấy có người quảng cáo một quán cafe thiệt chất – cả hội sẽ kéo đi ngay.
Đúng chỗ: tức là đừng cố gắng nhảy vào mặt khách hàng với hàng loạt công cụ và chiêu trò để làm trên Facebook.
Hãy nghĩ đơn giản hơn : bán quần áo xách tay mà hàng real, đã có diễn đàn quần áo xách tay, group quần áo để bạn có thể tha hồ xây dựng thương hiệu cá nhân. Tôi hay gọi kiểu đó là “làm màu”, làm màu hiệu quả, khách hàng nhớ đến và thế là họ sẽ thường xuyên quay lại dễ dàng hơn.
Cũng như đã đề cập ở trên, các diễn đàn, group thường khiến khách hàng có thiện cảm hơn vì cũng tương tác với người thực việc thực, hơn là những cái tên fanpage vô hồn, những câu trả lời sáo rỗng.
3. Bán hàng hóa giá trị cao 1 lần hoặc bán hàng hóa giá trị thấp nhiều lần cho một khách hàng
Bán hàng hóa giá trị cao một lần tức là bán những sản phẩm thực sự chất lượng. Quảng bá về độ bền để khách hàng tin tưởng sử dụng, đừng chộp giật vì giá rẻ.
Tôi biết nhiều bạn kinh doanh chỉ lấy hàng từ một nguồn duy nhất, như thế là không hay. Vì hàng hóa như thế các bạn chỉ có đua nhau cạnh tranh bằng cách giảm giá – chứ làm sao đảm bảo chất lượng?
Hãy tìm cách đa dạng nguồn hàng của mình hoặc lấy tại gốc. Sau đó, chính sách hậu mãi mới là điều khiến bạn khác biệt. Hậu mãi tốt hơn người khác đảm bảo bạn bán được hàng hóa giá trị rất cao mà người ta dễ tin tưởng hơn.
Còn thông điệp quảng cáo ? Hãy thử “Hàng chất, nguồn gốc bao đảm bảo, vì nguồn gốc đảm bảo nên giá cao, bảo hành lâu nhất Việt Nam”
Dĩ nhiên, đến đây có vẻ hơi múa rìu qua mắt thợ. Nhưng dù sao cũng cầm rìu chơi chơi cùng cái chợ – group hiện tại nên tôi cũng có đôi lời…
Còn nói về vấn đề giá trị thấp nhiều lần cho một khách hàng, là thế nào ?
Mỗi khách hàng đều có một nhóm nhu cầu chung. Đó là lý do ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) bán xà bông, bột giặt giàu kinh khủng!
Nói chuyện dễ hiểu hơn: game thủ văn phòng hay sinh viên đều nghiện món “mì quán nét” và Monster (hoặc Mountain Dew). Nếu vậy tôi sẽ bán cho cả thùng Monster kèm phiếu ăn mì miễn phí vài lần. Vài lần sau tôi sẽ bán mì như vậy, giá tương đối, không rẻ mà lại ship tận nhà.
Làm vài lần khách hàng quen hết rồi, thế là lại giảm giá Monster để kích cầu. Kích cả 2 bên rốt cuộc tôi bán được cả mì quán nét lẫn nước tăng lực. Làm tầm vài tháng, tôi đi mở đại lý cấp thấp hơn tự làm.
Hay nói về một sản phẩm khác là giày.
Tôi thấy bạn trẻ nào cũng manh nha mở shop bán giày, trong khi tôi nghĩ khác: trời mưa, tôi bán chai xịt chống thấm ướt giày chẳng hạn. Thay vì bán cả chai cả trăm nghìn, tôi xịt cho nhiều khách hàng, giá rẻ hơn – nhưng tổng cộng lại một chai tôi lại lời hơn.
Sau đó là khách hàng đến xịt giày, tôi đi mượn vài đôi của seller khác bán thử. Kèm theo nhập vài mặt hàng phụ kiện cho giày, quần áo. Tổng quan lại tôi bỏ vốn ít hơn nguồn khách tiềm năng dồi dào, lại có thể xây mối quan hệ tốt với các seller khác
Bài này dài 1400 chữ rồi, mà tôi nhớ mình không được trả nhuận nhiều như thế. Nên thôi, tôi dừng lại tại đây, những series bài sau sẽ tập trung mạnh hơn về Social Selling. Các bạn đón đọc nhé.
* Trên đây là quan điểm của tác giả, một người có nhiều năm nghiên cứu mô hình bán hàng và quảng cáo trên Facebook. Rất hoan nghênh nếu bạn đọc có góp ý phản hồi để hoàn thiện bài viết.
Nguồn: Facebook Anh Phạm