Trong nỗ lực chống tin giả, Facebook đã cập nhật thuật toán để phân biệt thông tin, đồng thời chỉ đích danh ai trong số bạn bè hay chia sẻ những nội dung này.
Mạng xã hội lớn nhất thế giới vẫn đang quyết liệt trong việc đẩy lùi tin giả mạo. Cập nhật mới này đã được thử nghiệm từ năm ngoái. Ở bản này, người dùng sẽ thấy được rõ hơn về bối cảnh của các bài đăng tin tức.
Bấm vào nút có biểu tượng chữ “i” bên cạnh tiêu đề của Câu chuyện, bạn sẽ thấy các bài từ nguồn của Wikipedia và các nguồn liên quan, cùng với một bản đồ hiển thị vị trí kèm thông tin người đã chia sẻ. Nghĩa là bạn có thể thấy ai trong số bạn bè mình chia sẻ các bài đăng.
Thông tin từ các tin cũ khá chuẩn xác. Việc truy cập vào lịch sử các nguồn tin vắn tắt ngoài Facebook và danh sách bài báo gần đây của bạn bè là cách đánh giá độ tin cậy, mức phổ biến của tin cùng quan điểm của họ.
Nếu danh sách bạn bè ít, bạn có thể biết được quan điểm của mỗi người để căn cứ vào đó để đánh giá độ uy tín cho tin tức mà họ chia sẻ. Khi bạn có danh sách bạn bè với lượng lớn người không quen, thì bạn cần xem lại những bài báo họ đã chia sẻ trước đó và nguồn gốc của nó.
Trông có vẻ đơn giản, nhưng việc xem xét quan điểm của bạn bè có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận vấn đề của chúng ta. Điển hình là trong việc bầu cử, hiệu ứng đám đông từ quan điểm của bạn bè ảnh hưởng khá nhiều đến lựa chọn của mỗi cá nhân.
Tất nhiên điều này không liên quan đến vì sao mà bạn bè của bạn chia sẻ trên Facebook một câu chuyện từ nguồn nào đó. Có thể đó chỉ là một đường dẫn bình luận về nội dung có liên quan, nhưng không đưa ra quan điểm. Vậy nên cần xem xét nguồn gốc để biết nên tin tưởng nguồn nào.
Theo các nhà phát triển của Facebook, bài báo liên quan sẽ xuất hiện dưới bài đăng tin tức trên bản tin. Để có được tính năng này, tác giả câu chuyện phải có thẻ tác giả trên trang của họ.
Theo TheNextWeb