Facebook đã bắt đầu đánh giá độ tin cậy người dùng thông qua những tin giả họ báo cáo trong chiến dịch loại bỏ nội dung sai lệch của công ty.

Facebook đánh giá độ tin cậy của người dùng qua báo cáo tin giả

Trang Washington Post đăng thông tin về hệ thống và xác nhận của Facebook rằng mọi thứ đã được tiến hành và xem đây là một công cụ hữu ích để loại bỏ tin giả. Việc đánh giá độ tin cậy đã bắt đầu từ cuối năm ngoái và được phát triển như một phần của chiến dịch chống tin tức giả mạo.

Facebook dựa vào những báo cáo của người dùng để nắm bắt được độ chính xác của thông tin. Nếu có đủ lượng người báo cáo tin tức nào đó là giả mạo, sẽ có người trong đội kiểm tra xác minh. Hãng sẽ dùng thêm những thông tin khác để quyết định có xem xét tin đó hay không, vì việc xem xét tất cả bài được báo cáo có thể rất mất thời gian.

Hãng không nói tất cả về cách đánh giá điểm tin cậy, nhưng cơ bản là căn cứ vào báo cáo của người dùng. Nếu báo cáo tin tức nào đó sai phạm, đội kiểm tra cũng xác minh tin đó là giả thì điểm tăng. Ngược lại, điểm sẽ giảm nếu báo cáo của người dùng có kết quả khác với đội kiểm tra.

Tessa Lyons – Quản lý sản phẩm chống tin giả của Facebook cho biết: “Người ta thường báo cáo những tin không cùng quan điểm của họ”.

Ở trường hợp này, việc loại bỏ tin tức giả mạo phụ thuộc nhiều vào đội kiểm tra hơn là độ tin cậy của người dùng. Các thuật toán thường có lỗi, nhiều vấn đề khác sẽ không thấy được ngay. Facebook cần phải cẩn thận về những thông tin và cách số điểm được sử dụng, vì có thể sẽ vô tình không để ý đến những báo cáo từ một cộng đồng.

Trong tuyên bố với Gizmodo, đơn vị cho biết hệ thống là một phần của quá trình bảo vệ mọi người khỏi việc báo cáo bừa bãi tin giả và cố gắng đánh đố hệ thống, đồng thời đảm bảo cuộc chiến chống thông tin sai lệch của họ có hiệu quả. Hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng về loại điểm đánh giá khi báo cáo tin giả cũng như các bài viết của người nào đó chứa thông tin sai lệch.

Nếu số điểm tin cậy được sử dụng, Facebook có thể loại bỏ nhanh chóng những tin tức giả mạo lan truyền trên khắp mạng xã hội. Các báo cáo thường có từ nhiều nơi, tuy nhiên, nếu lãnh đạo quốc gia nào đó có thói quen gọi những tin họ không thích là “sai phạm” thì sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của nhiều người về tin giả.

Vấn đề mấu chốt ở đây sẽ là đội kiểm tra. Phần lớn Facebook dựa vào các bên thứ ba như Snopes và Politifact để xác minh thông tin.

Tạp chí Columbia Journalism Review đã công khai báo cáo vào tháng 4 cho thấy đội kiểm tra thiếu minh bạch trong cách Facebook hiển thị và ẩn các tin. Dù nhóm này có quyền giám sát tin tức, bên cạnh cũng có tác động trực tiếp từ số điểm tin cậy của người dùng sẽ khiến Facebook gặp khó khăn trong việc chọn ra những tin tức để hiển thị ngay từ đầu.

Theo The Verge

Góc quảng cáo