Bài báo mới nhất New York Times về việc chia sẻ dữ liệu người dùng của Facebook đã cho cái nhìn rõ hơn về cách xử lý dữ liệu người dùng của mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

Facebook cho phép Spotify và Netflix truy cập tin nhắn cá nhân của người dùng

Bài báo này, dựa trên các tài liệu nội bộ mô tả quan hệ đối tác của công ty, viết về các khía cạnh chưa được tiết lộ trước đây giữa các mối quan hệ đối tác kinh doanh với các công ty khác như Apple, Amazon, Microsoft, Spotify và Netflix. Trong một số trường hợp, các công ty này dù đã hết thời hạn cho phép trong hợp đồng, vẫn tiếp tục được quyền truy cập vào dữ liệu người dùng Facebook.

Theo các tác giả của bài báo gồm Gabriel J.X. Dance, Michael LaForgia và Nicholas Confessore, câu chuyện ở đây diễn ra như sau:

Các tài liệu, cũng như các cuộc phỏng vấn với khoảng 50 nhân viên cũ của Facebook và các đối tác công ty, đã tiết lộ rằng Facebook cho phép một số đối tác truy cập dữ liệu người dùng bất chấp các biện pháp bảo vệ. Họ cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu Facebook có tuân thủ thỏa thuận năm 2011 với Ủy ban Thương mại Liên bang FTC về việc cấm mạng xã hội này chia sẻ dữ liệu người dùng mà không có sự cho phép rõ ràng hay không.

Về tổng thể, những thỏa thuận được mô tả trong các tài liệu trên đã mang lại lợi ích cho hơn 150 công ty – chủ yếu là các doanh nghiệp công nghệ, bao gồm các nhà bán lẻ trực tuyến và các trang web giải trí. Bên cạnh đó, còn có các nhà sản xuất ô tô và các tổ chức truyền thông. Hồ sơ cho biết các ứng dụng của họ sử dụng dữ liệu của hàng trăm triệu người mỗi tháng. Các thỏa thuận, sớm nhất kể từ năm 2010, đều còn hiệu lực vào năm 2017. Một số vẫn còn hiệu lực trong năm nay.

Câu chuyện được xây dựng dựa trên các bài đầu năm nay từ cả tờ New York TimesWall Street Journal, mô tả một loạt các quan hệ đối tác chia sẻ dữ liệu mà người dùng có thể không biết. Những thỏa thuận này bao gồm:

  • Cho phép Apple truy cập vào danh bạ và lịch làm việc của người dùng Facebook, ngay cả khi họ tắt tính năng chia sẻ dữ liệu, thỏa thuận này giữa 2 công ty hiện vẫn còn tồn tại. Táo khuyết nói với New York Times rằng họ không biết mình có quyền truy cập đặc biệt và dữ liệu được mô tả sẽ không bao giờ được lấy ra khỏi khỏi thiết bị của người dùng.
  • Cung cấp cho Amazon tên và thông tin liên hệ của người dùng, trong mối quan hệ đối tác hiện đang trục trặc. Amazon chỉ cho biết họ sử dụng những thông tin được cung cấp một cách “hợp lý”, không nói gì hơn. Nhiều khả năng công ty sử dụng những dữ liệu này để chống lại những review sản phẩm giả mạo.
  • Cung cấp cho Bing – công cụ tìm kiếm của Microsoft – truy cập để xem tên và thông tin hồ sơ khác của bạn bè người dùng. Microsoft cho biết họ đã xóa dữ liệu. Facebook cho biết họ chỉ cung cấp cho Microsoft những có dữ liệu người dùng được thiết lập thành công khai.
  • Cung cấp cho Spotify, Netflix Ngân hàng Hoàng gia Canada khả năng đọc tin nhắn cá nhân trên Facebook.

Các quyền truy cập được mô tả trong bài của 2 tờ báo trên được phân loại thành 3 hình thức quan hệ đối tác của Facebook. Hình thức đầu tiên là được gọi là tích hợp, là những ứng dụng built-in được Facebook xây dựng tạo ra cho các OEM (Nhà sản xuất phụ tùng gốc) như BlackBerry. Bởi vì những ứng dụng này được tích hợp với các hệ điều hành điện thoại nên cần phải trao đổi rất nhiều dữ liệu với các OEM.

Hình thức thứ 2, giống như quan hệ đối tác với Bing, là một phần của chương trình hiện không còn tồn tại được gọi là “cá nhân hóa tức thì”. Kiểu thỏa thuận này cho phép tất cả các đối tác cá nhân hóa dịch vụ của riêng họ bằng bất cứ thông tin gì Facebook biết về người dùng và sẵn sàng chia sẻ. Ví dụ, Yelp sẽ hiển thị cho khách hàng những người bạn trên Facebook của họ đã sử dụng trang này khi truy cập.

Loại quan hệ đối tác cuối cùng về cơ bản là các giao dịch một lần mà Facebook đã thực hiện trong nhiều năm qua. Những thỏa thuận này bao gồm Facebook thực hiện với các công ty bao gồm Spotify, Netflix và Ngân hàng Hoàng gia Canada. Đối tác của các thỏa thuận này được cấp quyền truy cập, đọc và viết cho người dùng tin nhắn.

Đây là sản phẩm của một API được viết vào năm 2010 để xây dựng nền tảng nhắn tin Facebook Messenger. Ví dụ, trong trường hợp Spotify, công ty đã cắm vào cửa sổ trò chuyện của người dùng khả năng gửi bài hát cho bạn bè.

Trả lời những thông tin trên, Facebook thừa nhận vẫn còn nhiều việc phải làm để lấy lại niềm tin của người dùng. Họ cũng nhấn mạnh một số lợi ích của việc chia sẻ dữ liệu, bao gồm khả năng tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa hơn trên các trang web và dịch vụ khác.

Steve Satterfield, giám đốc phụ trách quyền riêng tư và chính sách công tại Facebook, cho biết: “Các đối tác của Facebook không được phép bỏ qua quyền riêng tư của người dùng. Trong những năm qua, chúng tôi đã hợp tác với các công ty khác để mọi người có thể sử dụng Facebook trên các thiết bị và nền tảng mà chúng tôi không hỗ trợ. Không giống như trò chơi, dịch vụ phát nhạc trực tuyến hoặc ứng dụng của bên thứ ba khác cung cấp trải nghiệm độc lập với Facebook, các đối tác này chỉ có thể cung cấp các tính năng cụ thể của Facebook và không thể sử dụng thông tin cho các mục đích độc lập.”

Trả lời phỏng vấn với The Verge, Netflix cho biết:

“Trong những năm vừa rồi, chúng tôi đã thử nhiều cách khác nhau để khiến Netflix trở nên ‘xã hội’ hơn. Ví dụ cho điều này là một tính năng chúng tôi đã ra mắt vào năm 2014 cho phép người dùng giới thiệu các chương trình truyền hình và phim cho bạn bè trên Facebook của họ thông qua Messenger hoặc Netflix. Tính năng này không đạt được mức độ phổ biến như kỳ vọng vì vậy chúng tôi đã gỡ bỏ vào năm 2015. Netflix không bao giờ truy cập vào tin nhắn cá nhân của người dùng Facebook hoặc yêu cầu khả năng thực hiện điều đó.”

Theo: The Verge

Góc quảng cáo