Mục lục bài viết
Nếu nghĩ rằng những tính năng Facebook copy của Snapchat đều rất xấu xí không đáng dùng là bạn đã hiểu sai ý đồ của Zuckerberg.
[irp posts=”44556″ name=”Đôi bạn thân tạo ra Snapchat và trở thành tỷ phú đô la tuổi 25″]Từ góc nhìn lịch sử …
Câu nói “Lịch sử tự lặp lại chính nó – History repeats itself” vẫn được nhắc đi nhắc lại mỗi lần ta nói tới lịch sử. Hãy nhắc lại chút ít về La Mã, đế quốc hùng mạnh và rộng lớn bậc nhất trong lịch sử.
Trong chiến tranh với người Carthage, hay còn được biết tới với cái tên chiến tranh Punic, người La Mã với gươm và ngựa đã thua trên mặt nước – địa hình chiến đấu mà thủy quân của Carthage tỏ rõ sức mạnh vượt trội.
Nhận thức được sự thua kém ấy, người La Mã đã cố gắng tạo ra những chiến thuật chiến đấu mới hơn cho một kẻ thù quá đỗi mạnh mẽ trên biển cả. Người La Mã có nhân lực, nhưng họ thiếu đi các tính năng hiện đại, đó chính là tàu chiến. Người Carthage vô địch trên biển vì họ có tàu chiến Quinquereme, vốn vượt trội tàu La Mã về sức mạnh và tốc độ.
Để hiện thực hóa tham vọng đè bẹp kẻ thù cứng đầu, họ đã “ăn cắp” một chiến hạm của Carthage đi lạc để rồi “nhân bản” nó ra hàng nghìn chiếc tàu khác giống với kẻ thù, dù không ưu việt bằng, để tạo nên một đội hải quân hùng hậu của riêng mình. Carthage có chất lượng nhưng không thể ganh đua số lượng với La Mã – được hậu thuẫn bởi đất Italy cực giàu nhân lực.
Nhiều người gọi đó là “sự ăn cắp bản quyền” trắng trợn, từ cách đây gần 2.300 năm. Nhưng rồi người La Mã chiến thắng, Carthage diệt vong và không ai còn nhớ tới người Carthage nữa.
… cho tới quang cảnh quen thuộc của thời điểm này
Trong lịch sử đối đầu với những công ty khác, Zuckerberg vẫn luôn có những động thái công kích mạnh mẽ và hiện tại, ta đã thấy rõ kẻ thủ lớn mà ông chủ Facebook đang đối đầu chính là Snapchat. Họ cần phải giành lấy thị trường khách hàng tương tác rất lớn qua những thiết bị di động tiện dụng.
Nhiều người chỉ trích Zuckerberg vì anh liên tục copy tính năng hay nhất của Snapchat lên lần lượt Instagram, Facebook và WhatsApp.
Nhưng ít người hiểu rằng Zuckerberg chẳng cần tới những chức năng mượn-ý-tưởng-từ-Snapchat phải hoạt động một cách cực kì hoàn hảo hay có một vẻ ngoài hào nhoáng, Zuckerberg chỉ cần chúng hoạt động đúng vai trò của mình mà thôi. Anh cũng chẳng quan tâm đến việc mình đang “copy ý tưởng” của Snapchat trắng trợn tới mức nào, cũng giống như người La Mã.
Tờ Business Insider đã vẽ ra một ví dụ mang tính hình tượng tuyệt vời, rằng:
Trên đường đua vĩnh cửu, Zuckerberg trên chiếc xe mang tên Facebook đang giành giật từng centimet với Evan Spiegel trên chiếc xe Snapchat. Bỗng dưng, Zuckerberg ném ra một trở ngại giữa đường, hòng ngăn chặn bước tiến của Spiegel – ý đồ của Zuckerberg đã quá rõ ràng.
Người xem bên đường giật mình nhìn thấy vật cản đó, rồi kĩ càng xem xét nó và đưa ra kết luận “Đây toàn là loại đinh rẻ tiền nhằm chọc thủng lốp xe Spiegel! Chắc sắc nhọn mà trông thì lại xấu. Quả là đáng xấu hổ khi Zuckerberg tin rằng những chiếc đinh xấu xí kia có thể xứng đáng mang ra chọc lốp Spiegel!”.
Vấn đề là, gã người La Mã kia chẳng màng tới chất lượng của cái đinh đó. Anh ta đâu có cần đinh để xây nhà hay đóng lên tường treo ảnh con gái? Anh ta cần đinh để chọc thủng lốp đối thủ: một việc mà đinh dù có xấu hay đẹp thì cũng vẫn hoàn thành nhiệm vụ.
Vậy đó, bạn đã có toàn cảnh đường đua kịch tính giữa hai chiếc xe mang tên Facebook và Snapchat.
[irp posts=”8921″ name=”Instagram học theo tính năng của Snapchat và Twitter”]Vấn đề còn nằm ở số lượng người dùng mà Facebook đang sở hữu. Ta có những con số so sánh sau:
- Snapchat có 158 triệu người sử dụng hàng ngày.
- Facebook có tới 1,2 tỷ người sử dụng hàng ngày.
- Instagram có 400 triệu người sử dụng hàng ngày.
- WhatsApp có 840 triệu người sử dụng hàng ngày.
Và với con số ấy, Zuckerberg chỉ cần một phần trăm nhỏ của con số hàng tỷ ấy sử dụng những chức năng mượn-ý-tưởng thôi là anh có thể gây một thiệt hại không nhỏ lên Snapchat rồi. Mặc dù con số người dùng tăng trưởng không còn mạnh mẽ, nhưng sản phẩm của Snapchat vẫn rất hứa hẹn, nhiều thứ mới mẻ để khám phá: họ vẫn là đối thủ nặng cân của Facebook.
Ngày xưa, Zuckerberg đã từng hủy diệt một kẻ địch khác như thế
Năm 2011, khi Google bắt đầu dự án Google+ của mình – một nền tảng mạng xã hội chắc chắn được sinh ra để làm đối trọng với Facebook, Zuckerberg đã tung toàn lực lượng để đối đầu với một kẻ thù mạnh mẽ. Anh nhắc nhở nhân viên rằng “Carthage phải bị tiêu diệt!”.
[irp posts=”28640″ name=”Facebook đã đánh bại Google Plus như thế nào?”]Và thế là, những “chiến binh La Mã” của Mark làm việc hăng say 7 ngày/tuần để đối phó với mối nguy. Những tấm poster mang khẩu hiệu “CARTHAGO DELENDA EST” (tiếng Latin) được dán khắp nơi. Antonio Garcia Martinez, người làm việc cho Facebook lúc ấy kể lại rằng “Facebook không hề đùa cợt. Đó là một cuộc chiến tổng lực”.
Google+ đã bị đánh bại.
Giờ đây, khẩu hiệu “Carthage phải bị tiêu diệt!” lại càng rõ ràng hơn bao giờ hết, khi mà Mark Zuckerberg mang “thuyền” của Snapchat về để bổ sung cho tiềm lực vốn đang cực kì mạnh mẽ của mình. Gã La Mã chỉ cần 0,5% người sử dụng của mình dùng chức năng đi mượn kia là hắn đã lấy mất 10% người dùng tiềm năng của kẻ địch rồi. Một con số khập khiễng đến đáng sợ.
Chuyện gì đã xảy ra với Carthage của xưa kia? Đế chế hùng mạnh ấy đã sụp đổ, thành phố và làng mạc bị cướp phá, ước tính 50.000 người Carthage bị bán làm nô lệ.
Có lẽ tất cả mọi người đều đang hy vọng rằng, Snapchat sẽ không phải là một Carthage của thời hiện đại, trừ Zuckerberg.
Theo CafeBiz