Công nghệ thông tin (Information Technology) là một phạm trù vô cùng lớn, không giới hạn tư duy và đã trở thành một sự lựa chọn nghề nghiệp phổ biến. 

Chúng ta sẽ tìm hiểu sự thật, một định nghĩa IT đúng đắn, thảo luận nhiều khía cạnh, liệt kê các kỹ năng mà bất kỳ nhân viên IT khéo léo cần phải có.

'Định luật' trở thành một IT-er
Công nghệ thông tin là một trong những ngành hot và điểm chuẩn cao nhất năm nay.

Công nghệ thông tin (CNTT) là gì?

Sử dụng có tổ chức hệ thống công nghệ thông tin, bao gồm cả phần cứng và phần mềm để quản lý.

Đây là định nghĩa cơ bản, và có một số lưu ý:

– CNTT không chỉ liên quan đến máy tính cá nhân. Điều này có nghĩa là khi bạn làm việc trong ngành, gần như bạn đang làm việc để hỗ trợ cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.

– CNTT bao gồm nhiều thứ chứ không phải là máy tính. Máy chủ, máy in, phần cứng cũng như phần mềm, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng độc quyền, tất cả đều thuộc phạm trù của nó.

– CNTT là một phần cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp nào. Quản lý mọi thứ thông tin của công ty, từ việc giữ hoạt động nhân viên trơn tru hơn cũng như bảo vệ kho lưu trữ, sao lưu dữ liệu.

'Định luật' trở thành một IT-er

Có nhiều chuyên ngành CNTT

Trong một lĩnh vực rộng như như CNTT, không có gì ngạc nhiên khi bạn sẽ tìm thấy hàng tá các chuyên ngành khác nhau.

Nếu bạn đang cân nhắc việc học CNTT, đây sẽ là một vấn đề mà bạn lựa chọn: phổ biến nhất hay đam mê nhất. Việc mà bạn có thể tìm thấy chính mình, công việc của tương lai, một công việc mà bạn luôn cảm thấy phấn khích vào ngày hôm sau.

Dưới đây là một số chuyên ngành IT cơ bản

Kỹ thuật viên (Help Desk Technician)

 

'Định luật' trở thành một IT-erĐây là vị trí mà chúng ta hay nhớ đến: Những người hỗ trợ kỹ thuật này có trách nhiệm giúp đỡ khách hàng để khắc phục sự cố qua cuộc gọi, email…

Bằng cách lắng nghe mô tả và truy cập thông tin về hệ thống hoặc ứng dụng cụ thể mà người dùng đang vận hành, kỹ thuật viên cố gắng hướng dẫn người đó giải quyết vấn đề, đưa ra những gợi ý đến khi nó được giải quyết triệt để.

 

Phân tích hệ thống (Systems Analyst)

'Định luật' trở thành một IT-er

Như tên gọi của nó, chuyên viên phân tích chủ yếu quan tâm đến nghiên cứu và lập kế hoạch nâng cấp hệ thống thông tin của công ty để đạt được hiệu quả tối đa.

Vì vậy, các nhà phân tích này thường không tham gia quá nhiều vào một khía cạnh nào đó của cơ sở hạ tầng công ty. Họ có thể khảo sát nhân viên để tìm điểm trùng quỹ đạo với quy trình hiện tại, sáng tạo và phác thảo sơ đồ cho lập trình viên thiết kế một ứng dụng mới cho những nhân viên đó.

 

Bảo mật (IT Security)

'Định luật' trở thành một IT-er

Bảo mật là lĩnh vực liên tục tăng trưởng và bùng nổ thời gian gần đây. Trong vài thập kỷ qua, các máy tính đã luôn là một phần quan trọng trong kinh doanh, giao dịch và đặc biệt là thương mại điện tử.

Vì lý do này, luôn có nhiều hacker tìm cách tấn công, ăn cắp thông tin, dữ liệu công ty. Sự cố WannaCry gần đây nhất là một ví dụ điển hình.

Tùy thuộc vào trình độ chuyên môn của bạn, việc bảo mật CNTT có thể liên quan đến mọi thứ từ triển khai phần mềm bảo mật thích hợp với từng đối tượng người dùng, cuối cùng để tìm kiếm các mối đe dọa và tiêu diệt nó.

Công ty càng lớn, công việc giữ an toàn càng khó khăn và căng thẳng. Đây là công việc đòi hỏi một cái đầu lạnh và thông minh để đấu tranh tâm lý với từng bước đi của tin tặc và luôn đặt mình vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

 

Quản trị mạng (Network Administrator)

'Định luật' trở thành một IT-er

Mạng là một chủ đề phức tạp và quản trị viên phải biết tất tần tật về nó. Từ việc thiết lập mạng lưới kinh doanh mới để duy trì mạng hiện có và quy mô công việc của nhân viên giống như cách mạng của công ty.

Các dự án bao gồm thiết lập VPN, vận hành nhân viên từ xa, kiểm tra điểm yếu mạng và triển khai chỗ lưu trữ hệ thống email cần thiết theo ngữ cảnh.

Nếu việc kết nối mạng không ổn định, nhân viên sẽ không hoạt động hết công suất trong công việc. Vì vậy, việc của quản trị viên là vô cùng quan trọng.

Mạng luôn có những thay đổi và mọi thứ đều phải thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể. Ngoài ra, một quản trị viên tốt có thể học hỏi, thích ứng với mô hình mới một cách nhanh chóng và sáng tạo.

 

Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator)

'Định luật' trở thành một IT-er

Là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu (CSDL). Cụ thể các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sữa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin trong một cơ sở dữ liệu.

Có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên một hoặc nhiều siêu máy tính.

Các hệ quản trị CSDL được nhiều người biết đến là MySQL, Oracle, PostgreSQL… Phần lớn các hệ này hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Unix và MacOS ngoại trừ SQL Server của Microsoft chỉ chạy trên hệ điều hành Windows.

Các lĩnh vực khác

Chúng ta đã chạm vào 5 lĩnh vực CNTT phổ biến trên và bạn sẽ còn tìm thấy hơn nữa. Chúng ta còn một số liên quan cần được bổ sung dưới đây:

Tư vấn CNTT (IT Consultant):

Tương tự kỹ thuật viên trợ giúp, một chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ nhu cầu của khách hàng bên ngoài. Họ làm việc như một nhà cung cấp dịch vụ freelancer và có thể hỗ trợ ai, bất cứ khi khách hàng cần trợ giúp.

Quản lý dự án (Project Manager):

Các dự án kỹ thuật, ví dụ như phát triển một phần mềm độc quyền cho công ty và cần người để giám sát. Người quản lý dự án làm việc với tất cả các đội tham gia vào dự án đó và theo sát hiệu quả công việc của họ để đúng tiến độ được giao.

Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance):

Lỗi xuất phát từ phần mềm mới có thể làm khách hàng thất vọng hoặc nghiêm trọng sẽ vỡ hợp đồng. Vì vậy, kiểm tra chất lượng là khâu rất quan trọng. Với một vài trò là QA, bạn sẽ luôn đảm bảo sự hài lòng của người sử dụng và ngăn chặn kỹ thuật viên không phát hành sản phẩm lỗi đến tay khách hàng.

Kiến trúc đám mây (Cloud Architect):

Có nhiều phần mềm tích hợp trên “đám mây”, các dịch vụ sẽ nằm trên đám mây đó thay vì trong máy tính gia đình hay văn phòng để mọi người kết nối và sử dụng khi cần. Các công ty chuyên triển khai giải pháp điện toán đám mây: Office 365, Salesforce, Microsoft Azura…

Trí tuệ nhân tạo / máy học (Artificial Intelligence / Machine Learning):

Trí tuệ nhân tạo là một cuộc cách mạng công nghệ trong vài năm qua. Có rất nhiều trung tâm, công ty nghiên cứu để phát triển chúng, một trong số đó trùng lặp với các vị trí trong khoa học máy tính.

Các khóa học về CNTT

IT không giống như khoa học máy tính (KHMT). KHMT thao tác thông tin để giải quyết các vấn đề và lý thuyết đằng sau các ứng dụng.

Trong CNTT, chúng ta chỉ quan tâm đến các hệ thống hiện tại và làm chủ chúng để giúp khách hàng của chúng ta trở nên hiệu quả hơn.

Bạn đã có thể mường tượng ra CNTT là thế nào và những môn học nào cần thiết cho bạn chưa? Các môn học dưới đây có thể giúp bạn rõ hơn:

Lập trình máy tính: bao gồm các khái niệm cơ bản về lập trình C++, cũng có một số trường dạy Java như là một ngôn ngữ lập trình đầu tiên.

Phân tích hệ thống: những điều cơ bản của vị trí chuyên viên phân tích hệ thống thông qua nghiên cứu lý thuyết song song với thực tế.

Kỹ thuật phần mềm: làm việc với một nhóm nhỏ con người, thiết kế và lập tài liệu cho một dự án phần mềm của khách hàng doanh nghiệp.

Thống kê doanh nghiệp: bao gồm các phương pháp cơ bản để theo dõi và giải thích dữ liệu kinh doanh.

Nguyên tắc quản lý và lãnh đạo: học được phẩm chất của một nhà lãnh đạo giỏi và làm thế nào để dẫn đầu nhóm trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt.

Mạng: tương tự các kiến thức cơ bản về mạng, bao gồm các khái niệm chuyển tiếp dữ liệu là chuẩn đầu tiên.

Toán: hầu hết các chuyên ngành liên quan đến máy tính đều yêu cầu một số loại Toán: Toán học và Toán rời rạc là phổ biến.

Phát triển website: nếu bạn không thể tự sức mình tạo nên một trang web hoạt động tốt, sự hiểu biết về nguyên tắc cơ bản xây dựng trang là cần thiết và rất hữu ích.

An ninh mạng: như chúng ta đề cập ở trên, hầu như mọi khía cạnh của tính toán ngày nay đều liên quan đến các bước bảo đảm cho nó.

Các kỹ năng và đặc điểm quan trọng cho ngành

Nếu mọi người cho rằng bạn không có tố chất của một lập trình viên ngay cả việc bạn phân vân về chọn CNNT là nghề nghiệp tương lai của mình. Không sao cả, hãy theo đuổi công việc đó và đừng để sự khác biệt nào ngăn cản bạn. Bạn sẽ thấy công việc bạn thực sự muốn làm vào ngày mai.

Vậy IT có thật sự phù hợp với bạn?

'Định luật' trở thành một IT-er

CNTT là một lĩnh vực vô cùng lớn và trước khi vào đại học, bạn có thể quan tâm đến việc “làm việc gì đó với máy tính”. Điều này sẽ dẫn bạn vào ngành một cách tự nhiên nhất hoặc nếu không thích code, bạn có thể là một kỹ sư phần mềm hoặc nhà phát triển trò chơi thay thế.

Nhưng bạn vẫn nên quyết định xem mình muốn chuyên môn gì trước khi bắt đầu nhập học. CNTT có thể áp dụng hầu hết các ngành học nêu trên nhưng bạn sẽ thành công hơn với một kế hoạch lĩnh vực ban đầu nhất định.

Cho dù vì bất cứ lý do nào bạn chọn, bạn đang bước vào một sự nghiệp đáng khen và đầy thử thách. Thật thú vị! Hãy biến bằng cấp, tờ giấy có chứng chỉ thành một nghệ thuật tự do, tư duy sáng tạo vào một sự nghiệp công nghệ cao.

Tham khảo: Makeuseof, Payscale, Wikipedia.

Góc quảng cáo