Sống ở mức nghèo khổ, nhiệt độ ngày hè ở Bangladesh có thể lên để 45 độ C, mới đây một giải pháp điều hòa không dùng điện đang gây được chú ý tại đất nước này.

Tương tự như Ấn Độ, người dân Bangladesh sống tại khu vực nông thôn thường làm nhà bằng tôn, chất liệu dẫn nhiệt này là một trở ngại tại quốc gia nhiệt đới với thời gian nắng nóng có phần gay gắt hơn cả tại TP.HCM.

Người dân Bangladesh lắp hệ thống điều hòa không dùng điện, giảm được 5 độ so với ngoài trời
Người dân Bangladesh đang lắp điều hòa Eco-Cooler

Để giải quyết vấn đề nắng nóng cho người dân, công ty quảng cáo Grey Dhaka đã cùng các tình nguyện viên đến từ doanh nghiệp xã hội Grameen Intel sáng tạo ra thiết bị điều hòa thân thiện với môi trường với tên gọi Eco-Cooler, đây được xem là thiết bị làm mát không khí đầu tiên trên thế giới không cần sử dụng điện năng.

“Sau một vài lần kiểm tra và làm thử, những bản in của Eco-Cooler sẽ được đăng lên mạng Internet để mọi người có thể tải về miễn phí. Những vật liệu cần dùng để tạo ra thiết bị này cũng có sẵn quanh chúng ta nên chi phí sẽ là không đáng kể, đặc biệt lại thân thiện với môi trườn” Syed Gousul Alam Shaon, Giám đốc sáng tạo và quản lý đối tác của Grey Dhaka cho biết.

Eco-Cooler với chất liệu chính là những vỏ chai nhựa đã qua sử dụng được cắt làm đôi và gắn vào một tấm bìa có kích thước phù hợp với kích cỡ cửa sổ các ngôi nhà. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này rất đơn giản, khi không khí nóng đi vào thân chai sẽ bị cổ chai nén lại, làm mát trước khi phả vào bên trong ngôi nhà.

Theo đó, tùy thuộc vào hướng gió và áp suất luồng không khí, Eco-Cooler có thể khiến nhiệt độ bên trong những căn nhà bằng tôn giảm tới 5 độ C. Với sự giúp đỡ từ phía nhân viên Grameen Intel, những chiếc “điều hòa” đầu tiên đã được lắp đặt tại các ngôi làng trên khắp mọi miền Bangladesh.

Video giới thiệu Eco-Cooler được lắp đặt tại Bangladesh

YouTube video

Tham khảo: Scroll

Góc quảng cáo