Khi trí tuệ nhân tạo dần tác động sâu vào đời sống, các nhà nghiên cứu nên hoạt động chính trị để giúp xã hội nhìn toàn diện vào lĩnh vực này.

Đã đến lúc các nhà nghiên cứu AI tham gia chính trị?

Đầu tháng này, Giáo sư Ed Felten – cựu cố vấn của Tổng thống Obama – đã nêu ý kiến trong một hội nghị quốc tế các chuyên gia trí tuệ nhân tạo tại một trung tâm hội nghị ở Montreal.

Ông cho rằng các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) đã ẩn mình trong phòng nghiên cứu quá lâu. Dù họ chính là những người quyết định cuối cùng công nghệ nào sẽ được ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng. Những nhà nghiên cứu này chỉ giả định rằng điều gì là tốt nhất và thuyết phục mọi người tin vào điều đó. Ông khuyên các chuyên gia hãy ra công khai tranh luận về những bước tiếp theo của lĩnh vực AI.

Các nhà khoa học đã nổ lực trong nhiều thập kỷ thì giờ đã đến lúc họ nên bước ra khỏi phòng thí nghiệm tham gia vào chính trị và giúp xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn cũng như cách xã hội đối mặt với những điều họ tạo ra.

Những nhà sản xuất AI cần tham gia vào các cuộc tranh luận về ranh giới cuối cùng của việc sử dụng công nghệ này, vì trong vài thập kỷ tới, trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi cách mọi người sống và làm việc.

Giáo sư Ed Felten phát biểu: “Sẽ công bằng hơn nếu những người trực tiếp làm thay đổi cuộc sống của chúng ta lên tiếng nói cho chúng ta biết điều đó sẽ diễn ra như thế nào, quyết định được đưa ra và vai trò của mọi người là gì.”

Các nhân viên tại Google, Microsoft và Amazon – những nhà phát triển trí tuệ nhân tạo hàng đầu – đã ký đơn kiến nghị kêu gọi các công ty này rút lui khỏi các hợp đồng cung cấp phần mềm AI cho các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật, không tham gia vào các lĩnh vực chính trị. Trong khi trí tuệ nhân tạo ngày càng tác động sâu vào những thay đổi trong lĩnh vực ngân hàng, quốc phòng… và các nhân vật hàng đầu trong những lĩnh vực này lại là các nhà nghiên cứu về hành động chính trị. Vì vậy, ông Felten đã “gây chiến” tại hội nghị NeurIPS ở Montreal.

“Chúng ta có nhiệm vụ phải tích cực hơn trong việc tham gia vào xây dựng cuộc sống cộng đồng” – ông nói.

Ngoài ra, ông còn đưa ra một mô hình toán học về dân chủ để giải thích tại sao các quyết định chính trị có thể bị vô lý.

Và điểm mấu chốt là “Chiến đấu với những người ra quyết định và khuyến khích một nền văn hóa tham gia chính trị công khai.”

Trên thực tế, có vẻ như điều này đang trên đà xây dựng dần dần.

Brent Hecht, chủ tịch Học viện Điện toán Tương lai ACM, một hiệp hội của các chuyên gia máy tính nói: “Nhóm chúng tôi quan tâm sâu sắc về các tác động xã hội của trí tuệ nhân tạo khi được phát triển rộng khắp.”

“Những người trong ngành khoa học máy tính chắc chắn đang nhận thức được tác động của nghiên cứu của họ đối với xã hội”, Mikey Fischer, một tiến sĩ khoa học máy tính của Stanford nói.

Phong trào này đang được thúc đẩy bởi các tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm Quan hệ đối tác về AI và OpenAI. Trung tâm An ninh New American, một nhóm chuyên gia tư duy, đã tổ chức các cuộc đối thoại ở hậu trường giữa các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu.

Theo: axios

Góc quảng cáo