Mới đây, trong khuôn khổ của hội nghị mang tên Giai đoạn mới của Android, Kirt McMaster – CEO Cyanogen đã lên tiếng phát biểu rằng “Chúng tôi đang nỗ lực tách rời Android ra khỏi Google”. Cụ thể hơn ông cho biết Cyanogen đang muốn cung cấp một phiên bản Android mở “đúng nghĩa”, mở từ trong ra ngoài, vào sâu đến tận phần nhân của hệ điều hành. Dựa trên hệ điều hành này, các nhà phát triển có thể thoải mái xây dựng thêm những dịch vụ được tích hợp một cách chặt chẽ mà hệ sinh thái Android hiện tại chưa thể làm được. Từ đó, các công ty khởi nghiệp làm việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hoặc và các linh vực khác không cần phải ra mắt một ứng dụng nhỏ xíu ngu ngốc để rồi sau đó bị mua lại bởi Google hay Apple. Sau này, họ có thể làm việc trên một hệ điều hành Android không phải của Google.
Nguyên văn
“We’re making a version of Android that is more open so we can integrate with more partners so their servicers can be tier one services, so startups working on [artificial intelligence] or other problems don’t get stuck having you have to launch a stupid little application that inevitably gets acquired by Google or Apple. These companies can thrive on non-Google Android.”
Về ví dụ cụ thể, McMaster đã đề cập trực tiếp đến Google Now – Google Now là mô hình của một dịch vụ được tích hợp sâu vào trong Android mà không có bất kì bên thứ ba nào làm được ngoài Google. Ông nói thêm là launcher thông minh Aviate (thuộc quyền sở hữu của Yahoo) có thể đạt được quyền truy cập sâu vào hệ thống tương tự như Google Now nếu phía Yahoo đồng ý hợp tác cùng Cyanogen.
CEO McMaster nhận định “Chúng ta mới chỉ đụng đến bề nổi của tiềm năng trong thế giới di động. Ngày hôm nay Cyanogen phụ thuộc ít nhiều vào Google. Nhưng tương lai, cuộc chơi sẽ thay đổi. Chúng tôi sẽ phụ thuộc vào Google trong khoảng 3 đến 5 năm nữa. Sẽ có những dịch vụ làm được những gì Android hiện tại có thể làm, và sẽ có những thứ phát triển vượt trội so với Android của ngày hôm nay. Đó là hướng đi của chúng tôi” .
Nguyên văn
“We’ve barely scratched the surface in regards to what mobile can be. Today, Cyanogen has some dependence on Google. Tomorrow, it will not. We will not be based on some derivative of Google in three to five years. There will be services that are doing the same old bulls— with Android, and then there will be something different. That is where we’re going here.”
Hiện tại, Cyanogen vẫn cần sự chấp thuận của Google để tích hợp những dịch vụ như Play Store, Gmail, Google Maps vào hệ điều hành của mình (không tính đến gói Gapps được các lập trình viên trích ra từ Android gốc để có thể sử dụng trên Cyanogen). Và đương nhiên, để được sự chấp thuận từ phía Google thì phía Cyanogen phải tuân theo một số điều khoản về cách sắp xếp về cách sắp xếp ứng dụng trên màn hình chính cũng như việc các phiên bản Cyanogen phải được cài sẵn các ứng dụng này. Nhằm khắc phục vấn đề trên, Cyanogen đang làm việc với nhiều phía nhằm thuyết phục họ chuyển đổi kho ứng dụng. Cụ thể hơn, Kirt McMaster cho biết Cyanogen sẽ chính thức có kho ứng dụng riêng trong 18 tháng tới.
Trong thế giới Android rộng lớn và phức tạp hiện tại, Có thể nói Amazon là một trong số ít những đơn vị có khả năng tạo ra dịch vụ tương tự nhằm thay thế các ứng dụng mặc định của Google. Ví dụ như Amazon Appstore thay cho Play Store, Amazon Music/Video thay cho Play Music/Video, thậm chí Amazon còn đầu tư cả bản đồ tích hợp dữ liêu riêng của hãng. Có thể nói hiện tại Amazon là hãng duy nhất có khả năng đối đầu trực tiếp với Google trong số hàng loạt công ty lớn nhỏ trên thị trường. Trong tương lai, liệu Cyanogen có thực sự tách rời hệ sinh thái Android ra khỏi Google như hãng đã phát biểu được hay không? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Theo The Information, Android Authority
Minh Nghĩa