Khi đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Donald Trump không ngừng kêu gọi những người ủng hộ mình quyên tiền và quá trình này kéo dài tới tận hết nhiệm kỳ.
Theo báo cáo mới nhất do NYT đăng tải, nhiều người ủng hộ ông Trump liên tiếp nhận email quyên tiền trong suốt 4 năm nhiệm kỳ Tổng thống và tới nay họ mới bắt đầu nhận ra sự bất thường trong chuyện này.
Vào tháng 6.2020, chiến dịch của ông Trump bắt đầu sử dụng Giản đồ tối (Dark patterns) – một giao diện máy tính được thiết kế để lừa người dùng nhằm tự động đăng ký trở thành nhà đóng góp cho chiến dịch quyên tiền với số lượng lớn hơn dự tính của nạn nhân. Các hình thức quyên góp định kỳ hàng tháng/tuần, thậm chí đóng khoản lớn một lần mỗi tháng bằng cách đánh dấu vào các ô lựa chọn cho mỗi đầu mục, che dấu nội dung quan trọng dưới những khổ chữ in đậm. Người ủng hộ buộc lòng phải thực hiện mọi thao tác để hoàn tất quá trình. Nếu họ lựa chọn cách quyên tiền đơn giản sẽ bị hệ thống “đá văng” ra ngoài.
Một người ủng hộ Donald Trump sinh sống tại thành phố Kansas (Mỹ) đã quyên 500 USD nhưng nhận thấy tài khoản của mình ‘bốc hơi’ tới 3.000 USD trong tháng đó. Nạn nhân khác phát hiện số tiền 990 USD họ dự định quyên góp đã nhảy số thành 8.000 USD. Các ngân hàng cũng như hãng cung cấp dịch vụ tín dụng lớn chia sẻ với NYT rằng việc xử lý khiếu nại liên quan tới quá trình gây quỹ từ website cho vụ này đang tăng đáng kể trong quỹ thời gian làm việc mỗi ngày của họ.
Theo The Verge, một phát ngôn viên của Donald Trump xác nhận các giao dịch có tổng giá trị khoảng 19,7 triệu USD đang xảy ra tranh chấp.
Thuật ngữ ‘Dark patterns’ do chuyên gia thiết kế trải nghiệm người dùng Harry Brignull đặt ra vào năm 2010. Tại Mỹ, việc sử dụng ‘Dark patterns’ để trục lợi có thể bị xem là hành vi phạm pháp. Chính quyền California đã thông qua luật cấm sử dụng giản đồ tối từ tháng trước. Bang Washington cũng chuẩn bị có động thái tương tự.
Hiện tại, bạn sẽ tìm thấy các ‘Dark patterns’ ở bất cứ nơi nào trên web, nhưng không nơi nào nổi bật hơn các cảnh báo về quyền riêng tư trên các trang web đã truy cập, trong đó cảnh báo bạn về cookie mà họ thu thập để tuân thủ Luật về quyền riêng tư của Liên minh Châu Âu (GDPR). Trong nhiều trường hợp, không có cách rõ ràng nào để người dùng chọn không tham gia thu thập dữ liệu, thay vào đó là một nút sáng đẹp mà bạn buộc phải nhấn để từ bỏ dữ liệu của mình và tiếp tục xem nội dung đằng sau.
Mời bạn gửi ý kiến ở phần bình luận nhé.