Dù nhiều lần nói xin lỗi và cam kết không để xảy ra rò rỉ thông tin nhưng báo cáo cho thấy Facebook vẫn tiếp tục khai thác dữ liệu người dùng.

Faceboo vẫn tiếp tục tiết lộ thông tin người dùng bất chấp dư luận

Năm nay Facebook liên tục mắc phải các vụ bê bối vì để lộ dữ liệu riêng tư. Trong một bài báo mới đây, New York Times đã công bố một số tin đáng kinh ngạc về cách mà “gã khổng lồ mạng xã hội” truy cập vào dữ liệu của các tài khoản cá nhân và cung cấp cho hơn một trăm công ty công nghệ và truyền thông khác nhau.

Trong số kể trên có hàng tá tập đoàn công nghệ hàng đầu nhận được quyền truy cập vào các tin nhắn riêng tư mà Facebook thỏa thuận với người dùng là “chỉ được xem xét ở mức độ cao, thỉnh thoảng bởi chính Zuckerberg hoặc Sheryl Sandberg.” Sau khi các báo cáo được công bố, Facebook phải thừa nhận trên một blog là đã cho phép Spotify, Netflix và Ngân hàng Hoàng gia Canada đọc, viết và xóa tin nhắn của các tài khoản cá nhân.

Trong một tuyên bố gửi qua email, Netflix cho biết:

“Những năm qua, chúng tôi đã thử nhiều cách khác nhau để biến Netflix trở nên xã hội hơn. Ví dụ như năm 2014 đã cho ra mắt tính năng cho phép người xem giới thiệu chương trình truyền hình và phim cho bạn bè trên Facebook thông qua Messenger hoặc Netflix. Vì không được phổ biến nên chức năng này đã bị ngưng vào năm 2015. Netflix không bao giờ truy cập vào tin nhắn cá nhân hoặc yêu cầu được thực hiện điều đó”.

Spotify và Netflix không phải là công ty công nghệ duy nhất được hưởng quyền truy cập vào hàng tỷ dữ liệu cá nhân của người dùng Facebook

Từ Apple đến Microsoft, dường như tất cả hãng công nghệ lớn đều cực kỳ thích truy cập vào dữ liệu của mạng xã hội này. Báo cáo trên New York Times cho biết, Facebook có thể chưa bao giờ bán thông tin cá nhân vì sợ phản ứng dữ dội của dư luận, nhưng chắc chắn họ đã cấp quyền cho các công ty khác truy cập vào những dữ liệu có giá trị này.

Dưới đây là một số ví dụ về quan hệ đối tác chia sẻ dữ liệu, nhiều trong số đó chưa bao giờ thông qua sự đồng ý của các chủ tài khoản:

Facebook trao quyền cho Apple ẩn khỏi người dùng tất cả các chỉ số mà các thiết bị của họ đang yêu cầu dữ liệu. Apple cũng có quyền truy cập vào danh bạ và các ghi chú trong lịch của người dùng ngay cả khi họ đã cài đặt để vô hiệu hóa tất cả việc chia sẻ.

Amazon thì được phép có được tên và thông tin liên hệ của tài khoản cá nhân thông qua danh sách bạn. Mới đây là cấp quyền cho Yahoo xem các bài đăng của bạn bè, bất chấp tuyên bố công khai rằng họ đã ngừng việc chia sẻ này nhiều năm trước.

Mạng xã hội này cũng cho phép công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft xem tên của gần hết bạn bè mà không có sự đồng ý của chủ tài khoản. Thậm chí còn cung cấp cho Netflix và Spotify khả năng đọc tin nhắn riêng tư.

Phía Microsoft cho biết Bing sử dụng dữ liệu để xây dựng hồ sơ của người dùng Facebook trên các máy chủ của Microsoft. Họ từ chối nói chi tiết, ngoài việc cho biết thông tin được sử dụng trong “phát triển tính năng” và không dành cho quảng cáo. Microsoft đã xóa dữ liệu.

Thực ra các thỏa thuận chia sẻ thông tin này không gây quá nhiều ngạc nhiên bởi vì những người bị ảnh hưởng nhiều là cá nhân đồng ý sử dụng một số tính năng nhất định. Tuy nhiên, điều đáng nói là Facebook đã đánh lừa mọi người khi tuyên bố các mối quan hệ hợp tác đã kết thúc từ nhiều năm trước, trong khi thực tế hiện tại vẫn tiếp tục cấp quyền truy cập không giới hạn.

Vào năm 2017, Sony, Microsoft, Amazon và một số đơn vị có thể có được địa chỉ email của người dùng thông qua bạn bè của họ.

Mặc dù một số quyền truy cập này bị giới hạn trong dữ liệu công cộng, đây không phải là mối đe dọa về quyền riêng tư, nhưng hơn một chục giao dịch đã vượt quá dữ liệu công khai. Nhiều đối tác được phép xem thông tin liên lạc của các tài khoản cá nhân, mặc cho Facebook trả lời khiếu nại rằng họ đã thu hồi khả năng đó từ năm 2014.

Báo cáo cũng phơi bày một số khía cạnh đáng lo ngại trong việc xử lý dữ liệu người dùng một cách liều lĩnh của Facebook ngay cả khi có cờ bảo mật. Từ công ty Yandex của Nga đến Huawei của Trung Quốc và cả Yahoo, mạng xã hội này liên tục cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân nhiều năm, sau khi thông báo đã ngừng chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng khác vì rủi ro riêng tư.

Hồ sơ của Facebook cho thấy Yandex vẫn còn quyền truy cập vào năm 2017. Một phát ngôn viên của Yandex nói rằng họ không biết về quyền truy cập dữ liệu và tại sao Facebook lại cho phép tiếp tục làm điều đó. Đơn vị này đã bị cáo buộc vào năm ngoái trong việc chuyển dữ liệu bảo mật của người dùng Ukraine sang điện Kremlin. Đại diện Yandex nói thêm những cáo buộc của người Ukraine là không có giá trị.

Báo cáo không gây sốc vì sự thờ ơ từ Facebook đối với bảo mật và quyền riêng tư của người dùng, mà bởi cách truy cập dữ liệu này có thể được sử dụng để thao túng các phong trào xã hội ở nhiều quốc gia khác nhau.

Đại diện mạng xã hội lớn nhất thế giới cho biết họ làm tất cả chỉ để giúp đỡ mọi người có thể tận hưởng nhiều tính năng hơn và có trải nghiệm xã hội tốt hơn. Các đối tác sẽ không thể không để ý đến cài đặt riêng tư của người dùng, và thật sai khi cáo buộc điều đó.

“Trong những năm qua, chúng tôi đã hợp tác với nhiều công ty khác để mọi người có thể sử dụng Facebook trên các thiết bị và nền tảng mà chúng tôi không hỗ trợ. Không giống như trò chơi, dịch vụ phát nhạc trực tuyến hoặc ứng dụng của bên thứ ba cung cấp trải nghiệm độc lập với Facebook. Các đối tác này chỉ có thể được cấp một vài tính năng cụ thể và không thể sử dụng thông tin cho các mục đích độc lập”, Steve Satterfield, Giám đốc về quyền riêng tư và chính sách công luận của Facebook nói.

Tuần trước, các cuộc tiếp xúc dữ liệu lớn củng cố thêm một lần nữa rằng thế giới nên có một số lựa chọn thay thế. Hàng ngàn, nếu không phải hàng triệu, các doanh nghiệp nhỏ dựa vào Facebook và công ty này biết tầm quan trọng của mình. Sự kiêu ngạo và liều lĩnh mà hãng đã thể hiện khi xử lý các vấn đề trong hai năm qua là một bằng chứng cho thấy công ty sẽ không chịu trách nhiệm về các lỗi bảo mật thông tin và đó là thời gian cho một số nền tảng mới.

Theo: wccftech

Góc quảng cáo