Xem nhanh
- CPU có chức năng gì?
- Các thông số của CPU
- Thao tác với CPU
- Lựa chọn CPU theo nhu cầu
- Các lỗi thường gặp của CPU
- Windows chỉ chạy được khoảng 5 phút thì xuất hiện màn hình xanh thông báo lỗi (thường gọi là “dumping blue screen”), sau đó máy có thể bị treo bất cứ lúc nào khi khởi động lại.
- Máy treo sao khi chạy một thời gian nhất định (thí dụ 15, 20 phút)
- Máy thỉnh thoảng phát ra âm thanh như còi xe cấp cứu, kéo dài khoảng 20 đến 30 giây.
- Lỗi của CPU Intel Mobile Pentium III dùng cho máy tính xách tay
- CPU chạy sai
Được gọi là bộ xử lý, bộ xử lý trung tâm, hoặc bộ vi xử lý, CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm của máy tính
Trong máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng… CPU là từ viết tắt của chữ Central Processing Unit (đơn vị xử lí trung tâm). Đây là một con chip tập hợp các mạch điện tử, xử lý các câu lệnh của chương trình bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu cơ bản từ mã lệnh được định sẵn. CPU có thể được xem như não bộ của máy tính.
CPU có chức năng gì?
CPU đảm nhận thực hiện chức năng cơ bản của máy tính là thực thi chương trình. Chương trình được thực thi gồm một dãy các chỉ thị được lưu trữ trong bộ nhớ. Quá trình thực thi chương trình gồm hai bước: CPU đọc chỉ thị từ bộ nhớ và thực thi chỉ thị đó. Việc thực thi chương trình là sự lặp đi lặp lại quá trình lấy chỉ thị và thực thi chỉ thị.
CPU là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân.
Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tần số đồng hồ làm việc của CPU (tính bằng MHz, GHz, …) nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác như bộ nhớ đệm, RAM hay bo mạch đồ họa.
Hai nhà sản xuất CPU lớn hiện nay là Intel và AMD. CPU của AMD thường có giá rẻ hơn Intel để thu hút khách hàng nhưng thị phần của AMD vẫn thấp hơn nhiều so với Intel.
Các thông số của CPU
– Kiểu CPU: CPU đời sau luôn có công nghệ và hiệu năng cao hơn CPU đời trước.
– Tần số đồng hồ làm việc (tốc độ): Đối với các CPU cùng loại, tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng, ví dụ CPU 486 tần số 20MHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 386 33MHz. Bạn cũng như không thể so sánh tần số của CPU một nhân với CPU hai nhân.
– Bộ nhớ đệm (cache): Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn. Dung lượng bộ nhớ đệm càng nhiều càng giúp CPU làm việc nhanh hơn. Bộ nhớ đệm tích hợp vào CPU có hiệu quả cao hơn bộ nhớ đệm nằm rời bên ngoài.
– Socket: Chỉ loại khe cắm của CPU. Đây là đặc điểm để xét sự tương thích giữa CPU và bo mạch chủ.
– Tốc độ FSB (Front Side Bus): Là kênh truyền dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ trên Mainboard. Nó còn được gọi là System Bus (kênh truyền hệ thống). Tốc độ này càng cao hệ thống chạy càng nhanh.
Thao tác với CPU
– Chỉ nên cầm ở các cạnh CPU, không nên chạm tay vào 2 mặt trên, dưới CPU.
– Không được làm rơi CPU, không để CPU gần nơi có tỉnh điện hay từ trường mạnh.
– Nên bôi 1 lớp silicon giải nhiệt lên lưng CPU trước khi gắn bộ phận giải nhiệt, nhằm tăng độ tiếp xúc giửa CPU và bộ phận này (giúp việc truyền nhiệt được tốt hơn).
– Thỉnh thoảng nên làm sạch bụi cho quạt và tấm giải nhiệt của CPU bằng cọ mềm và dụng cụ thổi bụi.
Lựa chọn CPU theo nhu cầu
– Nếu bạn thường xuyên chơi các game đồ họa cao cấp hoặc bạn là chuyên gia dựng hình video 3D: hãy chọn CPU mạnh nhất và có công nghệ mới nhất.
– Nếu bạn chỉ xử lý ảnh 2 chiều trên Photoshop chẳng hạn và thỉnh thoảng chạy ứng dụng 3D: hãy cân nhắc sử dụng chíp Dual Core, Pentium 4 HT hoặc Pentium 4 trở xuống. Với cùng một chi phí, nếu tập trung vào việc tăng dung lượng bộ nhớ RAM, tốc độ hệ thống sẽ khả quan hơn so với nâng đời CPU.
– Nếu bạn chỉ soạn thảo tài liệu, xem phim, lướt web, chỉnh sửa – biên tập ảnh và video ở trình độ nghiệp dư thì hãy chọn CPU là Pentium 4 hoặc Pentium 4 HT.
– Nếu bạn chỉ có nhu cầu soạn thảo tài liệu số lượng ít, tài liệu nhỏ và đơn giản, nghe ca nhạc, lướt web, tài chính hạn hẹp: hãy chọn CPU dạng Celeron là đủ.
Các lỗi thường gặp của CPU
Windows chỉ chạy được khoảng 5 phút thì xuất hiện màn hình xanh thông báo lỗi (thường gọi là “dumping blue screen”), sau đó máy có thể bị treo bất cứ lúc nào khi khởi động lại.
CPU bị xác lập cho chạy quá tốc độ quy định. Cần kiểm tra xác lập lại tốc độ cho CPU, nếu vẫn còn lỗi là do CPU bị hư hỏng. Chú ý: Trước đó phải xác định là hệ thống giải nhiệt, RAM, các card cắm thêm, Windows đều hoạt động tốt.
Máy treo sao khi chạy một thời gian nhất định (thí dụ 15, 20 phút)
Hệ thống giải nhiệt không hoạt động hoặc hoạt động không tốt. Cần làm vệ sinh quạt giải nhiệt trên CPU, các quạt giải nhiệt khác trên bo mạch chủ và quạt giải nhiệt của bộ nguồn. Bạn cần chú ý làm sạch bụi cho các tấm nhôm giải nhiệt vì nếu quạt chạy tốt mà các tấm nhôm này bị bám bụi dầy thì CPU hay các chíp vi xử lý khác cũng không thoát nhiệt được). Ngoài ra, khi CPU bị nóng nhiều (nhưng chưa đến mức treo máy) sẽ làm Windows chạy không ổn định, thường xuyên báo lỗi mà không tìm ra nguyên nhân.
Máy thỉnh thoảng phát ra âm thanh như còi xe cấp cứu, kéo dài khoảng 20 đến 30 giây.
Nhiệt độ của CPU tăng quá mức quy định nên bộ phận quản lý nhiệt độ trên bo mạch chủ phát báo động. Kiểm tra lại hệ thống giải nhiệt cho CPU, chú ý cột gọn dây nhợ trong thùng máy để tránh trường hợp thỉnh thoảng chúng vướng vào quạt làm quạt không chạy được (có thể cháy quạt và kéo theo là cháy CPU). Bạn cũng nên vào BIOS kiểm tra xem mức nhiệt độ xác lập ngưỡng báo động có thấp quá không.
Lỗi của CPU Intel Mobile Pentium III dùng cho máy tính xách tay
CPU Mobile Pentium III sử dụng công nghệ SpeedStep. Khi bạn sử dụng loa USB ở mức âm lượng cao, SpeedStep sẽ tạo ra tiếng rít hay tiếng xì làm giảm chất lượng âm thanh. Để khắc phục, bạn cần vô hiệu hóa chức năng SpeedStep như sau: Mở menu Start > chọn Settings > chọn Control Panel rồi bấm kép chuột biểu tượng Power Options > chọn thẻ Power Schemes rồi chọn Always On (hoặc Full Power) trong mục Power schemes.
CPU chạy sai
Trong lịch sử phát triển của CPU, đã có nhiều lần người ta phát hiện lỗi của chúng.
Ví dụ: lỗi tính toán sai xảy ra trong các máy chạy CPU 386, 486, và Pentium, khi chạy Excel, Works, hay Pascal, với các số 49 và 187
Cuối năm 1994, cả thế giới xôn xao vì một lỗi trong bộ đồng xử lý tính toán (mathematical co-processor, FPU) của CPU Pentium.
Bạn sẽ thấy lỗi ở đây, nơi mà A3 lẽ ra phải bằng A1:
Tháng 3.2003, Intel thừa nhận rằng một lỗi không tương thích phần mềm trong chip Centrino có thể sẽ ngăn cản ai đó muốn sử dụng mạng riêng ảo VPN bằng máy tính xách tay có loại chip này và đã đưa ra biện pháp khắc phục.
Dĩ nhiên là ngay sau đó Intel phải tìm khắc phục lỗi để nó không xuất hiện trên các CPU xuất xưởng sau đó.
Duy Thông