Apple luôn khuyến cáo người dùng không nên tự thay pin ở nhà hoặc những nơi không đảm bảo chất lượng mà nên mang máy đến Apple Store, cửa hàng ủy quyền để bảo vệ hiệu suất thiết bị và giữ an toàn khách hàng.

Apple đã dành nhiều năm để chiến đấu với tình trạng thay pin giả, pin kém chất lượng tràn lan trên thị trường, thế nhưng hai sự cố gần đây của công ty đều liên quan đến pin. Giữa tháng Sáu, hãng đã thông báo thu hồi một số MacBook Pro 15 inch vì pin của máy có nguy cơ phát nổ.

Tuần trước, Cục Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) vừa cho biết một số mẫu laptop của Apple đã bị cấm lên máy bay vì rủi ro này. Theo quy định của FAA, nếu bất kỳ thiết bị nào có pin bị nhà sản xuất thông báo thu hồi thì hành khách không được mang theo lên máy bay hoặc ký gửi hành lý cho đến khi công ty thông báo đã sửa chữa xong.

Lý do Apple không muốn người dùng tự thay pin?

Gần đây, Apple vừa phát hành tính năng mới trên iPhone XR, XS và XS Max chạy iOS 12 và các phiên bản beta của iOS 13, cảnh báo người dùng nếu bạn tự thay pin hoặc sử dụng dịch vụ không chính hãng. Nhiều khách hàng tỏ ra khó chịu vì cho rằng đây là cách để Táo Khuyết loại bỏ thị trường linh kiện bên ngoài, ngăn người dùng tự thay pin hoặc sử dụng dịch vụ của bên thứ ba.

Tuy nhiên hãng giải thích rằng thông báo đó chỉ nhằm đảm bảo hiệu suất sản phẩm và an toàn khách hàng. Những viên pin không chất lượng có thể gây ra hỏa hoạn và thương tích nghiêm trọng cho người dùng.

Táo Khuyết khẳng định cảnh báo trên không ảnh hưởng đến trải nghiệm của thiết bị. Trong cả hai trường hợp trên, Apple đều khuyến nghị khách hàng không nên vì tiết kiệm chi phí mà tự thay pin ở nhà hoặc chọn những sản phẩm không rõ nguồn gốc bởi vì công ty không bao giờ bán viên pin chính hãng trực tiếp ra bên ngoài.

Pin giả gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng

Lý do Apple không muốn người dùng tự thay pin?

Nadim Maluf, Giám đốc điều hành của Qnovo – công ty chuyên sản xuất phần mềm theo dõi tình trạng pin trên smartphone, cho biết: “Khi một mẫu máy mới của Apple, Samsung hoặc LG được phát hành, pin của thiết bị sẽ bị lấy ra và tạo thành nhiều bản sao tại Trung Quốc. Những viên pin này thường được làm ra ở các công ty sản xuất cấp 2, cấp 3 hoặc cấp 4”.

Nếu khách hàng tự thay pin đôi khi sẽ gặp trường hợp mua nhầm pin giả, không rõ nguồn gốc từ cửa hàng sửa chữa hoặc một số nguồn khác nhau trên Internet. Khi sử dụng một thời gian, những viên pin này sẽ phát sinh một số vấn đề như nóng lên quá mức, bị phồng hoặc gây cháy nổ, gây nguy hiểm cho người dùng và ảnh hưởng đến uy tín của những hãng sản xuất linh kiện gốc. Apple tuyên bố sẽ “mạnh tay” với các sản phẩm không rõ nguồn gốc này.

Tỷ lệ sự cố nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn

Apple đã thu hồi 432.000 chiếc MacBook Pro 15 inch chỉ riêng tại thị trường Mỹ. Theo thống kê của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ, Táo Khuyết đã nhận được 26 báo cáo về tình trạng pin quá nóng, chiếm tỉ lệ 6 / 100.000 máy bị lỗi. Tuy đây chỉ là một tỷ lệ không đáng kể nhưng mức độ ảnh hưởng của sự cố lại cao hơn rất nhiều lần.

Chỉ cần một video quay cảnh chiếc MacBook bốc cháy được lan truyền thì ảnh hưởng rất lớn đến tên tuổi của Apple. Ví dụ, hồi cuối tháng 5, DJ White Panda đã chia sẻ lên Twitter video chiếc MacBook của anh ta bị bốc cháy. Bài viết đó đã nhận được hơn 5.000 lượt upvote và chia sẻ.

Lý do Apple không muốn người dùng tự thay pin?

Mặt khác, lượng sản phẩm mỗi năm Apple bán ra không hề nhỏ nên tỷ lệ thiết bị bị lỗi cũng sẽ cao hơn so với những thương hiệu khác. Thống kê năm 2018 hãng bán được hơn 271 triệu đơn vị iPhone, mỗi chiếc đều đi kèm viên pin lithium-ion. Khi smartwatch và tai nghe không dây trở nên phổ biến hơn, số lượng pin lithium-ion trên thị trường sẽ còn nhiều hơn nữa.

Ngày nay, mỗi người đều giữ bên mình ít nhất một sản phẩm công nghệ. Gần như ai cũng sẽ mang theo điện thoại khi đi máy bay, một số người còn mang cả laptop, sạc dự phòng cùng nhiều thiết bị khác. Thống kê cho thấy chưa từng có chuyến bay nào gặp tai nạn cháy nổ do pin bị lỗi nhưng pin thường xuyên gây ra những sự cố làm gián đoạn chuyến bay. Có ít nhất 265 sự cố máy bay hoặc sân bay ở Mỹ liên quan đến pin lithium kể từ năm 1991, trong đó có 6 sự cố xảy ra trong tháng Sáu và Bảy vừa qua. Một số chuyến bay phải hạ cánh sớm vì pin thiết bị đột nhiên bị nóng một cách đáng báo động.

Nguyên nhân công ty không bán pin chính hãng ra thị trường là vì hãng cho rằng chỉ hệ thống cửa hàng, nhà cung cấp được ủy quyền có đội ngũ kỹ thuật viên đạt chứng nhận đúng quy trình sửa chữa của Apple mới đủ điều kiện thay pin cho máy và chịu trách nhiệm trước rủi ro của người dùng. Đây cũng là lý do hãng luôn khuyến cáo khách hàng chọn dịch vụ của Apple Store hoặc trung tâm được ủy quyền thay vì tự thay pin ở nhà.

YouTube video
Góc quảng cáo