Vài năm trước đây, hầu hết doanh nghiệp, người kinh doanh chỉ xem “chuyển phát nhanh” là một phương thức hỗ trợ vận chuyển trong kinh doanh.
Song, sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế số – cụ thể là kinh doanh trực tuyến đã khiến góc nhìn này thay đổi, đưa cán cân về thế cân bằng hơn. Các doanh nghiệp chuyển phát nhanh như J&T Express ngày càng chủ động hơn trong việc lên tiếng, tìm ra giải pháp cho những bài toán phức tạp trong nền kinh tế số.
Theo sách Trắng Thương mại điện tử 2021, Việt Nam có số lượng người mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với khoảng 49,3 triệu người.
Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng mạnh dẫn đến việc lượng hàng vận chuyển qua các nền tảng thương mại điện tử cũng tăng theo, kéo theo vai trò ngày một quan trọng của ngành logistics nói chung và chuyển phát nhanh nói riêng. Theo đó, kế hoạch hành động của Chính phủ cũng đặt mục tiêu ngành logistics sẽ đóng góp 5-6% vào GDP với tốc độ tăng trưởng đạt 15-20% tính tới năm 2025.
Các doanh nghiệp chuyển phát nhanh ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với doanh nghiệp và người kinh doanh trực tuyến, là mắt xích cuối trong chuỗi cung ứng hàng hóa tới tay khách hàng, tạo tác động trực tiếp tới hình ảnh, uy tín của thương hiệu. Nhận thức được điều đó, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh đang dần thoát khỏi thế “bị động” trước kia, mạnh dạn lên tiếng, thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế số.
Giờ đây, các doanh nghiệp chuyển phát không đơn thuần là đơn vị vận chuyển hàng hóa từ người bán đến tay người mua như trước, mà còn chủ động nắm bắt xu hướng, nhu cầu của khách hàng, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cho người bán.
Mới đây một trong những doanh nghiệp chuyển phát nhanh đầu ngành là J&T Express đã phối hợp cùng báo Dân Trí thực hiện chuỗi tọa đàm trực tuyến “Chỉ Dẫn Đỏ” với 04 chủ đề: “Chuyển phát nhanh – Thành bại của bán hàng online”, “Sáng tạo trong chuyển phát nhanh và lợi ích cho khách hàng”, “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn” và “Chuyển phát nhanh tiếp sức hàng Việt xuất ngoại”.
Thông qua các tập phát sóng, J&T Express – với chuyên môn và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực chuyển phát hàng hóa đa dạng – đã mang đến cầu nối kết nối doanh nghiệp các ngành nghề, lĩnh vực: từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá nhân, các đơn vị thu mua hỗ trợ bán các sản phẩm đặc thù, cho đến đơn vị chuyển phát nhanh, v.v.
Các tổ chức, doanh nghiệp nổi bật đã tham gia kết nối, chia sẻ tại chuỗi tọa đàm có thể kể đến như: Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, Chuyển phát nhanh J&T Express, nền tảng Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) AccessTrade Việt Nam, nền tảng bán hàng TikTok Shop Việt Nam, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh UPOS, v.v.
Không chỉ hợp tác chia sẻ trong khuôn khổ tọa đàm, J&T Express cũng là một trong những doanh nghiệp chuyển phát nhanh tiên phong ký kết hợp tác với các phần mềm quản lý bán hàng như Kiot Việt, Haravan, UPOS, Pancake. Qua đó, người bán không chỉ có thêm giải pháp theo dõi toàn bộ tiến trình của hàng hóa qua từng khâu: từ lúc nhập – xuất kho tới khi vận chuyển, mà còn được tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn từ hai phía đối tác.
Tại các buổi tọa đàm đại diện J&T Express đã chia sẻ những góc nhìn, đề xuất có giá trị giúp doanh nghiệp giải quyết thách thức liên quan đến vận chuyển hàng hóa khi bán hàng trực tuyến.
Trong tập tọa đàm đầu tiên, trước bài toán nâng cao trải nghiệm, giữ chân khách hàng, ông Phan Bình – Giám đốc thương hiệu J&T Express chia sẻ: “Để giải quyết được thách thức trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp/ người bán cần lưu ý tiêu chí đầu tiên khi chọn doanh nghiệp chuyển phát nhanh chính là tốc độ giao hàng và chi phí. Để đảm bảo các yếu tố này, J&T Express sở hữu mạng lưới vận chuyển rộng khắp với đội ngũ shipper hơn 19,000 người, gần 2,000 bưu cục và điểm nhận hàng trải đều khắp 63 tỉnh thành.”
Đối với những bài toán vận chuyển đặc thù hơn của lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, J&T Express cũng đề xuất bộ giải pháp dịch vụ đa dạng, chuyên sâu như dịch vụ giao hàng tươi sống J&T Fresh, hay dịch vụ giao hàng quốc tế J&T International, v.v.
Cụ thể, đối với thách thức tăng cường việc bán hàng hóa nông sản trong nước tới tay người dùng cuối không qua thương lái được bàn luận trong tập 03 Chuỗi tọa đàm Chỉ dẫn Đỏ: “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn”, ông Phan Bình phân tích: có 02 cách để giải quyết bài toán hiện tại, một là tận dụng livestream để quảng bá sản phẩm tới đông đảo người mua hơn, hai là thông qua bên vận chuyển chuyên nghiệp để đảm bảo hàng hóa đến với người tiêu dùng một cách an toàn nhất, đảm bảo tính vẹn toàn của toàn bộ chuỗi.
Theo đó, J&T Express mang đến dịch vụ J&T Fresh hỗ trợ vận chuyển các mặt hàng nông sản, thực phẩm đã qua chế biến đến tận tay người tiêu dùng. Cùng với đó, J&T Express còn kết hợp với các nền tảng livestream bán hàng như KAIO, TPos…, đội ngũ KOC và nhiều bên hỗ trợ khác, hỗ trợ người nông dân chủ động trong việc mang sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Nhờ đó, người nông dân có thể làm chủ giá cả thay vì phải phụ thuộc vào thương lái, tránh bị đội giá lên cao.
Trong tập 4 – “Chuyển phát nhanh tiếp sức hàng Việt xuất ngoại”, ông Phan Bình – Giám đốc thương hiệu J&T Express chia sẻ: “Dịch vụ giao nhận xuyên biên giới thật sự không mới nhưng còn khá khó khăn với các doanh nghiệp Việt. Để hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, J&T Express – một đơn vị chuyển phát nhanh đến từ quốc tế – đã phát triển và mang tới dịch vụ J&T International vận chuyển tới trên 200 quốc gia.
Với kinh nghiệm và độ phủ này, chúng tôi tin chắc J&T Express sẽ giải quyết được bài toán vận chuyển xuyên biên giới, nhất là ở những khía cạnh chưa nhiều doanh nghiệp lường trước được như quy chuẩn đóng gói, bảo hiểm hàng hóa, chi phí phát sinh, theo dõi vận đơn, v.v.”
Khép lại chuỗi tọa đàm Chỉ dẫn đỏ, tin rằng các doanh nghiệp, người kinh doanh trực tuyến đã tổng hợp được những thông tin, kiến thức cần thiết từ các chuyên gia và chọn cho mình những giải pháp phù hợp để bứt phá trong thời gian tới. Bạn có thể truy cập liên kết này để xem lại đầy đủ 4 tập thuộc chuỗi tọa đàm Chỉ dẫn đỏ.