Tờ 5 USD Canada bị vẽ lại thành hình "Spock"
Tờ 5 USD Canada bị vẽ lại thành hình “Spock”

Khi bạn chỉnh sửa một tờ tiền bằng Photoshop, trong phần lớn trường hợp, bạn sẽ bị chặn lại bởi hệ thống chống hàng giả được tích hợp sẵn.

Vào tháng trước, khi diễn viên Leonard Nimoy qua đời, người dân Canada đã điên cuồng “vẽ” lại hình của cựu Thủ tướng Wilfrid Laurier trên tờ 5 USD Canada trở thành hình tượng nhân vật Spock – một vai diễn để đời trong loạt phim truyền hình Star Trek đã đem lại thành công cho Leonard. Ngay lập tức, câu hỏi được đặt ra: “Trong thời đại công nghệ, tại sao không sử dụng Photoshop để chỉnh sửa mà lại vẽ tay?”. Thật ngạc nhiên, người viết đã khám phá ra được một sự thật rằng trong hầu hết các trường hợp, bạn không thể sử dụng Photoshop để chỉnh sửa các tờ tiền. Trong một thử nghiệm, người viết đã thử tải xuống một hình ảnh của tờ 5 USD Canada đã được vẽ lại gương mặt “Spock”, và dưới đây là kết quả nhận được.

techsignin-chuyen-gi-se-xay-ra-neu-chinh-sua-tien-bang-photoshop-2

Sau khi nhấn vào nút “Information”, bạn sẽ được chuyển đến trang web của Hiệp hội ngăn chặn tiền giả của Ngân hàng Trung Ương với tiêu đề rất đặc biệt: “Ngăn chặn tiền giả” cùng nội dung nhằm cảnh báo đến người dùng.

Mỗi quốc gia đều có hạn chế về mặt pháp lý đối với tiền giấy và hành vi làm tiền giả là một hành động không thể chấp nhận được. Đặc biệt ở một số nước, việc sử dụng hình ảnh của tiền đối với nghệ thuật hoặc quảng cáo hoàn toàn bị nghiêm cấm. Ngay cả những nước có luật pháp thoáng hơn thì việc sử dụng hình ảnh tiền tệ cũng có những quy tắc và các yêu cầu cụ thể.

Ngay lập tức người viết đã gửi cho Adobe một email để yêu cầu phía hãng đưa ra lời giải thích thoả đáng hoặc một chính sách nào đó về việc cấm chỉnh sửa hình ảnh tiền tệ bằng Photoshop, nhưng câu trả lời vẫn chỉ là con số không. Sau một thời gian tìm kiếm, tác giả đã tìm thấy một cuộc đối thoại được lưu lại trong trang hỗ trợ cộng đồng của Photoshop. Theo như ghi nhận từ cuộc đối thoại thì kể từ phiên bản Photoshop CS (8.0) phát hành vào năm 2003, hãng đã bổ sung thêm cho phần mềm hệ thống ngăn chặn hàng giả CDS, và đó chính là lý do. Tuy nhiên, đào sâu hơn vào vấn đề, trong bài viết từ Photoshop Cafe từ năm 2004 đã ghi lại lời từ Kevin Connor (một quản lý lâu năm của Photoshop).

Photoshop CS thực sự ban đầu không được tích hợp CDS. Hệ thống CDS này được tạo bởi một tập đoàn của các ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới. Và Adobe, cùng nhiều nhà sản xuất phần cứng và phần mềm khác đã được yêu cầu thêm hệ thống CDS vào để giải quyết các mối đe doạ của việc sử dụng công nghệ kĩ thuật số để làm tiền giả. Nếu bạn để ý thì sẽ phát hiện được nhiều phần mềm từ các công ty khác cũng đã được tích hợp hệ thống này. Ví dụ: hầu hết các máy photocopy màu được bán ra hiện nay đều không cho phép bạn sao chép các thể loại tiền tệ.

Kevin Connor cũng giải thích thêm rằng hệ thống CDS sẽ ngăn cản bạn scan tiền giấy kể cả khi mục đích sử dụng của bạn hoàn toàn nằm trong giới hạn pháp luật. Để có được hình ảnh hợp pháp của tiền giấy cho mục đích cá nhân, bạn cần phải xin chúng từ Cục Khắc và In ấn của Mỹ (hoặc cơ quan tương tự ở các nước khác).

Tuy nhiên, bất ngờ thay, hệ thống CDS không phải lúc nào cũng hoạt động chính xác. Và dưới đây là những ví dụ không chỉnh sửa được và chỉnh sửa được.

Hình ảnh chụp tờ 1 USD của tác giả chỉnh sửa được vì chất lượng hình ảnh kém
Hình ảnh chụp tờ 1 USD của tác giả chỉnh sửa được vì chất lượng hình ảnh kém
  • Photoshop CS6 (version 13.0 x64) không thể chỉnh sửa hình ảnh:
    • 2 tờ 5 USD Canada đã vẽ lại thành hình “Spock”
    • Tờ 100 USD “mẫu”
    • Tờ 5 Euro và 500 Euro “mẫu”
  • Photoshop CS6 (version 13.0 x64) có thể chỉnh sửa hình ảnh:
    • Các tờ 1, 5, 10, 20, 50 USD bình thường
    • Hình chụp lại tờ 1 USD
    • Hình ảnh tờ Séc cá nhân chưa lưu ký
    • Hình ảnh scan của tờ Séc cá nhân
    • Tờ 50 rand của Nam Phi
    • Tờ 100 Nhân Dân Tệ của Trung Quốc

Qua bài kiểm tra trên có thể thấy hệ thống nhận dạng CDS làm việc không chính xác với tất cả các trường hợp. Bạn vẫn có thể chỉnh sửa tiền nếu tờ tiền đó khá cũ, chụp lại ảnh tờ tiền đưa lên máy tính (trong vài trường hợp) hoặc thay đổi kích thước. Các cách làm trên đều có khả năng thành công. Tuy nhiên, đây lại giống như hướng đi mới nhằm qua mặt hệ thống CDS của Photoshop nếu một kẻ nào đó muốn thực hiện ý đồ xấu, Adobe cần sớm khắc phục trong thời gian sắp tới.

AICM (Theo: hyperallergic)

Góc quảng cáo