Tim Berners-Lee – người sáng tạo ra mạng toàn cầu World Wide Web đã được trao giải thưởng A.M Turing. Giải thưởng này thường được ví là giải Nobel về Máy tính do Hiệp hội máy tính (ACM) trao tặng.
Giải thưởng Turing được đặt tên theo Alan Mathison Turing, nhà toán học và khoa học máy tính người Anh, người đóng vai trò chủ đạo trong việc giải mật mã Enigma và máy mã hóa “Tunny” của Đức trong Thế chiến II.
ACM đã công bố giải thưởng Turing 2016 vào hôm thứ 3 và trao cho Sir Berners-Lee số tiền thưởng 1 triệu USD. Nhờ nền tảng World Wide Web của ông mà mọi người có thể chia sẻ thông tin trên Internet.
Sir Berners-Lee cho biết: “Tôi cảm thấy áy náy khi nhận được giải thưởng danh dự mang tên người đi tiên phong về điện toán và cũng là người đã cho chúng ta thấy những gì lập trình viên có thể làm với máy tính, chúng thực sự chỉ bị giới hạn bởi chính các lập trình viên”.
Sir Berners-Lee đã viết về Giao thức truyền văn bản (HyperText Transfer Protocol – HTTP). Giao thức này đã chỉ ra cách trao đổi dữ liệu giữa các máy tính cũng như cách ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language) được sử dụng để tạo ra trang web đầu tiên trên thế giới.
Quan điểm của Sir Berners-Lee là tạo ra một nơi mà các cá nhân có thể chia sẻ thông tin cho toàn thế giới thông qua một hệ thống thông tin liên kết bao quát, trong đó một mạng lưới các tài liệu (các trang web) liên kết với nhau có thể giúp mọi người tìm ra chính xác những gì mình muốn.
Sir Berners-Lee đã đề xuất ý tưởng về mạng lưới máy tính chia sẻ thông tin toàn thế giới trong năm 1989, trong khi ông làm việc tại Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) tại Geneva, Thụy Sĩ. World Wide Web (W3) được viết trên một máy tính NeXT do công ty của Steve Jobs tạo ra sau khi ông bị đuổi khỏi Apple vào năm 1985.
Sir Berners-Lee hiện đã 61 tuổi và đang làm giáo sư tại đại học MIT và Oxford, đồng thời cũng là giám đốc của World Wide Web Consortium (W3C) – một tổ chức đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sự phát triển của Web.
Web đã trở thành môi trường truyền thông mạnh nhất thế giới về kiến thức và thương mại – nhưng điều đó không có nghĩa là người tạo ra nó hài lòng với những gì mà nó mang lại. Sir Berners-Lee cũng cảm thấy rất tiếc vì bản chất phát minh ông đã đã bị biến thành mạng lưới giám sát lớn nhất thế giới.
Sir Berners-Lee cho biết: “Ngày nay, Web kiểm soát những gì mọi người thấy, tạo ra cơ chế để mọi người tương tác. Thật là tuyệt vời, nhưng gián điệp, việc chặn các trang web, lạm dụng nội dung của người khác, đưa bạn đến các trang web sai đã làm trái lại với những mong muốn giúp đỡ mọi người. ”
Mô hình Web dựa vào máy chủ trung tâm và địa chỉ IP, có thể dễ dàng theo dõi hoặc chặn. Vì vậy, Sir Berners-Lee đang tìm cách phân quyền toàn bộ Web. Ý tưởng việc này là loại bỏ hoàn toàn các yếu tố trung gian từ mọi khía cạnh của Web.
Về mặt công nghệ ông đã thực hiện được, nhưng lại gặp vấn đề xã hội như sự thống trị của mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm và đa số người dùng sẽ không đồng ý tiếp cận cách phân quyền này. Vẫn còn một câu hỏi là liệu Internet có cần phân quyền hay không.
Dịch từ thehackernews