Trên thị trường hiện đã và đang bán ra rất nhiều loại tai nghe, nhưng quá nhiều lại không chắc là phù hợp với đôi tai và sở thích của bạn.

Việc lựa chọn một chiếc tai nghe tốt (thường là giá cũng không rẻ) và chỉ mua một lần là sử dụng lâu dài (2-3 năm). Vì vậy nếu chưa bao giờ nghiên cứu tai nghe thì việc lựa chọn sao cho phù hợp cũng là điều khó khăn.

Bài viết này sẽ giúp bạn trong việc mua tai nghe với các thông số kĩ thuật được xem xét – một việc thường bị bỏ qua khi mua.

Những điều bạn cần lưu ý khi lựa chọn chiếc tai nghe phù hợp cho mình

Kiểu tai nghe

1. Tai nghe kiểu in-ear

Tai nghe kiểu in-ear (còn gọi là earbuds) có 2 kiểu: một kiểu đặt ở phía ngoài lỗ tai (như tai iPhone). Kiểu thứ hai là nhét vào ống tai.

Những điều cần lưu ý khi chọn tai nghe tốt và bền

Và thực ra cả hai đều có mặt tiêu cực. Kiểu thứ nhất có thể gây đau nếu nó quá to so với lỗ tai bạn hoặc đặt quá nhiều áp lực lên nắp tai. Kiểu thứ hai ít gây đau hơn (nhờ đầu bằng silicone) nhưng nó có thể không thoải mái nếu không vừa với bạn. Quá lớn hay quá nhỏ có thể làm tai nghe bị tuột ra ngoài.

2. Tai nghe kiểu On-ear và Over-ear)

Kiểu On-ear hay còn gọi là headphones do có headbands (vòng trùm đầu). Loại này cũng có 2 kiểu: một kiểu ép vào tai của bạn và kiểu thứ hai là bao quanh tai (còn gọi là over-ear headphones)

Những điều cần lưu ý khi chọn tai nghe tốt và bền

 

Kiểu ép vào tai thường là sản phẩm nhẹ, lý tưởng cho người tai và đầu nhỏ. Kiểu bao quanh tai thường có cả sản phẩm nặng và nhẹ, nhưng ở bản nhẹ, tai nghe có thể không đủ to cho người có lỗ tai lớn.

Kiểu ép vào tai thường nhẹ, dễ dàng mang theo. Nhưng hầu hết, đặc biệt là phái mạnh, có vẻ hợp với kiểu thứ hai hơn. Chắc chắn rằng chiếc tai nghe này bao phủ ít nhất 95% tai của bạn nên bạn có thể đeo nó trong thời gian dài.

3. Tai nghe không dây

Liệu có đáng để mua một chiếc tai nghe không dây? Nếu bạn chủ yếu sử dụng thiết bị di động trong khi tập luyện, ví dụ như laptop hoặc điện thoại thì câu trả lời là có.

Những điều cần lưu ý khi chọn tai nghe tốt và bền

Tuy nhiên, nếu sử dụng chỉ ở máy trạm của bạn, bạn không cần loại tai không dây. Một điều thường được ít đề cập về tai nghe không dây, đó là hầu hết cung cấp âm thanh chất lượng kém hơn thông qua công nghệ không dây được sử dụng. Phạm vi phủ sóng không dây cũng thay đổi theo công nghệ không dây được nhà sản xuất sử dụng.

Nói vậy không phải là khuyên bạn nên tránh hoàn toàn tai nghe không dây. Chúng vẫn có thể tái tạo âm thanh tốt, chỉ là không tốt được như dùng có dây. Nhưng với di động thì chúng là chiếc tai nghe chuyên nghiệp (và thoát khỏi đám dây nhợ).

Thông số kĩ thuật của tai nghe

1. Hệ thống âm học

Trong phần thông số kỹ thuật, “âm học” mô tả thiết kế của chiếc tai nghe. Một hệ thống âm học kín (ví dụ: như chiếc tai Sony MDR-ZX110AP) sẽ ngăn tiếng ồn đi vào qua tai nghe từ bên ngoài. Ngược lại, một tai nghe có hệ thống học mở (ví dụ chiếc Philips SHP9500) thì không như vậy, người xung quanh bạn có thể dễ dàng nghe thấy những gì bạn đang nghe.

Lưu ý rằng tai nghe với âm học kín không đồng nghĩa là chức năng khử tiếng ồn, hoặc có thể chống ồn 100%, hoặc người ngoài không thể nghe thấy những gì bạn đang nghe đâu nhé. Nếu âm thanh lớn thì nó cũng sẽ bị thoát ra ngoài.

Chỉ có tai nghe âm thanh kín có thể làm giảm tiếng ồn hiệu quả! Thông số kỹ thuật này được tìm thấy chủ yếu ở loại tai nghe tai nghe over-ear.

2. Phản hồi tần số (Frequency response)

Sự phản hồi tần số đề cập đến dải tần số mà tai nghe của bạn có thể bao phủ. Phạm vi càng lớn thì càng tốt.

Ví dụ: tai Sony MD-RXB50AP có tần số trải rọng từ 4 – 24.000 Hz, so với tai Audio-Technica SPORT2BK chỉ từ 15-24.000 Hz. Sự khác biệt lớn hơn giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất cho thấy phạm vi phủ sóng lớn hơn.

3. Trở kháng (Impedance)

Những điều cần lưu ý khi chọn tai nghe tốt và bền

Trở kháng là điện trở của mạch tai nghe với tín hiệu điện. Trở kháng càng lớn, càng ít tín hiệu điện qua và mức độ âm thanh được tạo ra ít hơn.

Trong hầu hết trường hợp, trở kháng tai nghe lý tưởng là dưới 25 Ohms (ví dụ: Philips SHP2600 / 27). Nếu bạn sử dụng tai nghe với một thiết bị cầm tay như điện thoại, thường không có bộ khuếch đại mạnh, trở kháng thấp là tốt.

Ngược lại, nếu bạn dùng tai nghe với các thiết bị có bộ khuếch đại tích hợp. Chẳng hạn như các hệ thống âm thanh hoặc thiết bị DJing thì cần dùng tai nghe có trở kháng cao hơn 35 Ohms (ví dụ như Audio-Technica PRO700MK2). Tai nghe trở kháng cao hoạt động tốt nhất với các thiết bị có các bộ khuếch đại công suất cao.

4. Kiểu từ tính

Đôi khi trong các thông số kỹ thuật, bạn sẽ thấy loại nam châm là Neodymium (ví dụ: Sony MDR-ZX300AP/B ) hoặc Ferrite (ví dụ: Sony MDR-V150 ). Bạn cũng không cần quá để ý đến chi tiết này.

Hiện Neodymium là nam châm được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị điện tử hiện đại và nó mạnh hơn Ferrite. Các nhà sản xuất tai nghe sẽ thiết kế mạch theo cách loại nam châm được sử dụng. Loại nam châm có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất tai nghe nhưng không quá nhiều để bạn phải lo lắng.

5. Độ nhạy (Sensitivity)

Độ nhạy, thường đo bằng dB/mW, có nghĩa là bao nhiêu âm thanh (tính bằng decibel/dB) tai nghe có thể tạo ra cho một milliwatt điện. Độ nhạy càng cao thì âm thanh bạn sẽ nhận được càng cao. Giá trị độ nhạy tai nghe thường là từ 80 đến 110 dB.

6. Màng loa (Diaphragm)

Những điều cần lưu ý khi chọn tai nghe tốt và bền

Màng loa là màng mỏng bên trong tai nghe, nó chịu trách nhiệm rung động để tạo âm thanh. Có rất nhiều kiểu màng được thiết kế bên trong: mái vòm, hình nón, và sừng. Vật liệu màng cũng khác nhau.

Nhìn chung không có vật liệu hoặc kiểu màng nào chiếm ưu thế. Nó còn tuỳ thuộc vào nhà sản xuất để tạo âm thanh tốt nhất với chất liệu và thiết kế họ muốn đưa đến người dùng.

7. Dây thoại (Voice coil)

Dây thoại là cuộn dây điện ở trong tai nghe được làm bằng đồng, nhôm hoặc đồng mạ nhôm. Nhôm tạo ra độ nhạy âm thanh cao, nhưng không thể sử dụng lâu như dây đồng, loại dây đồng mạ nhôm là loại được dùng nhiều nhất trong các tai nghe hiện nay.

8. Công nghệ không dây

Có nhiều công nghệ không dây được đưa vào tai nghe, cụ thể:

Bluetooth

Bạn thường có thể kết nối với các thiết bị phát trong bán kính 10m. Rất an toàn nhưngchất lượng âm thanh không phải là tốt nhất so với những công nghệ không dây khác.

NFC (Giao tiếp gần)

Với tai nghe hỗ trợ NFC, bạn chỉ cần chạm vào một thiết bị khác hỗ trợ NFC (ví dụ iPhone 6 và 7, dòng Samsung S và Note,…) cả hai thiết bị sẽ được kết nối ngay lập tức.

RF (Tần số vô tuyến)

Cũng có những tai nghe dùng tần số vô tuyến (VD: Sennheiser RS120). Chúng hoạt động với tần số vô tuyến, nên có thể phủ sóng ở diện tích lớn hơn Bluetooth. Tai nghe đi kèm với máy phát (kiêm luôn chỗ sạc) mà bạn cần cắm thiết bị âm thanh vào, âm thanh được truyền qua tai nghe qua sóng vô tuyến.

Loại tai nghe này thường dùng để xem truyền hình hoặc thậm chí làm việc trên máy tính để bàn. Chất lượng âm thanh tốt hơn so với Bluetooth.

Tuy nhiên, việc truyền dẫn có thể bị nhiễu từ các thiết bị RF khác truyền ở cùng tần số, điều này ít có khả năng xảy ra, nhưng bạn cũng nên lưu ý.

Hồng ngoại

Kết nối hồng ngoại này được dùng trong tai nghe (ví dụ Sennheiser IS410) nhưng hơi kén nơi hoạt động, tùy chọn này không được ưa thích, trừ khi bạn chỉ muốn sử dụng cho hệ thống rạp gia đình.

9. Loại bỏ tiếng ồn

Tai nghe loại bỏ tiếng ồn không chỉ đơn thuần là loại bỏ tiếng ồn bên ngoài. Mà nó còn chọn lọc tạp âm bên ngoài để loại bỏ trong khi đang phát âm thanh. Tai nghe loại bỏ tiếng ồn rất phù hợp cho những người yêu âm thanh.

Lời kết 

Cuối cùng, trong tình huống nào bạn cần sử dụng tai nghe khác? Thường thì các tai nghe có dây gắn trong phù hợp cho đi làm; tai nghe không dây để dễ di chuyển trong nhà và chơi thể thao. Tai nghe trùm đầu có dây để làm việc trên máy tính trong nhiều giờ, còn loại tai nghe trùm đầu không dây để làm việc trên laptop trong nhiều giờ và để xem TV.

Tuỳ theo mục đích sử dụng, bạn sẽ có thể ưu tiên loại nào hơn. Nhưng chắc chắn ít nhất bạn sẽ có cho mình không dưới 2 loại tai nghe dạng trùm đầu và in-ear nhỉ?

Dịch từ Hongkiat

Góc quảng cáo