Chỉ một con đường của Thượng Hải đã được lắp đặt đến 60 camera giám sát, đây thực sự là vấn đề về an ninh và tự do cá nhân.
Và gần đây nhất, cảnh sát ở thành phố Quý Dương, miền nam Trung Quốc đã thử tìm kiếm phóng viên John Sudworth chỉ bằng một bức hình của anh trong mạng lưới camera giám sát khổng lồ của mình bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt. Chỉ cần chưa đến 7 phút, họ đã tìm được anh ta trong một thành phố hơn 4 triệu dân.
How long can a BBC reporter stay hidden from CCTV cameras in China? @TheJohnSudworth has been given rare access to put the world’s largest surveillance system to the test pic.twitter.com/vLGQYN7ZB9
— BBC News (World) (@BBCWorld) December 10, 2017
Trong khi Trung Quốc đã có khoảng 170 triệu CCTV, nước này hiện đang có kế hoạch lắp đặt thêm 400 triệu thiêt bị nữa trong vòng ba năm tới. Những camera này có thể so khớp chứng minh nhân dân với khuôn mặt của bạn và từ đó tìm ra được cả ô tô của bạn. Nó có thể dò ra bạn đã làm gì trong vòng 1 tuần vừa qua, ghi lại tất cả những người bạn đã gặp.
Mạng lưới này không chỉ dùng để ngăn chặn tội phạm, mà nó còn dùng để dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tất nhiên, công nghệ như trong phim này sẽ làm dấy lên câu hỏi về mặt đạo đức – dù vậy một cảnh sát tại Quý Châu lại không nghĩ thế.
“Với người dân bình thường thì chúng tôi chỉ trích xuất dữ liệu khi họ cần giúp gì đó thôi,” người cảnh sát này nói với BBC. “Khi họ không cần thì chúng tôi chả lấy dữ liệu của họ làm gì, nó sẽ ở yên trong cơ sở dữ liệu thôi. Chúng tôi chỉ dùng khi cần thiết.”
“Nếu bạn không có gì để giấu, thì bạn chả có gì phải sợ,” Sudworth nói một câu trích dẫn nổi tiếng của Goebbels.
“Đúng vậy, công dân chẳng có gì phải sợ cả,” cô ấy đáp lại.
Tuy nhiên, Ji Feng, một nhà thơ, nhà phân tích chính phủ Trung Quốc, có vẻ không đồng tình lắm.
“Các camera công nghệ cao sẽ giúp cảnh sát đảm bảo an ninh tốt hơn,” ông nói. “Và nếu cảnh sát vẫn nghĩ như cũ, thì việc giám sát những người bất đồng chính kiến cũng sẽ tăng lên”
Tất nhiên, một câu hỏi lớn khác đó là tại sao cảnh sát Quý Châu lại đồng ý khoe phòng điều khiển của họ cho BBC. Trên BBC, có vài ý kiến cho rằng các công ty Trung Quốc đang hy vọng sẽ bán được công nghệ này cho các nhà cầm quyền trên thế giới, trong đó có cả nước Anh.
Bài báo của BBC cũng làm nổi lên làn sóng ở mạng xã hội Trung Quốc, dù rằng có nhiều người cũng không lấy làm bất ngờ lắm. “Nó có thể tìm ra tội phạm trong chưa đến 7 phút, thế mà hàng chục năm rồi vẫn chưa túm được ông quan tham nhũng nào. Một thể chế mới rõ ràng là quan trọng hơn một hệ thống công nghệ mới,” một người dùng Weibo bình luận. “Rồi tới khi nào chúng ta cần dùng hệ thống giám sát này, họ sẽ bảo là nó hỏng rồi cho mà xem,” một người nữa chêm vào.
Dịch từ Medium