Nỗ lực ngăn chặn vi phạm bản quyền không chỉ nhằm bảo vệ cho các nhà sản xuất nội dung khỏi bị thiệt hại mà còn là biện pháp để ngăn chặn mã độc tấn công người dùng Internet từ các quảng cáo được cài cắm trên trang web lậu.

Hàn Quốc đã áp dụng biện pháp gì để chống vi phạm bản quyền thành công?
Mã độc có thể tấn công người dùng từ các trang web lậu

Trước sự bùng nổ của các trang web lậu, ngành điện ảnh, truyền hình, nội dung số trở thành nạn nhân của vi phạm bản quyền. Quảng cáo số được coi là nguồn nuôi dưỡng chính của các trang web lậu. Hiện có nhiều đề xuất về việc phải ngăn chặn nguồn thu quảng cáo của các trang web lậu, cùng với việc cắt hợp đồng dịch vụ thuê máy chủ, thu hồi tên miền để xử lý nạn vi phạm bản quyền.

Có thể nói việc ngăn chặn vi phạm bản quyền không chỉ nhằm bảo vệ cho các nhà sản xuất nội dung khỏi bị thiệt hại mà còn là biện pháp để ngăn chặn mã độc tấn công người dùng Internet từ các quảng cáo được cài cắm trên trang web lậu.

Việt Nam đã đến lúc cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa đối với nạn vi phạm bản quyền. Báo cáo mới đây của Verisite cho thấy, có 51 quảng cáo độc hại đang chạy trên 31 trang web lậu ở Việt Nam, trong đó nhiều quảng cáo chứa các phần mềm độc hại, phần mềm tống tiền, các sản phẩm khiêu dâm, cá cược và hoạt động phi pháp. 58% quảng cáo độc hại được phát hiện trên các trang web trình chiếu video, 42% trên các trang web tải trực tiếp. Tổng số lượt truy cập vào các trang này vào khoảng 19.000 lượt mỗi ngày.

Không riêng gì Việt Nam, mà các quốc gia có nền nội dung số phát triển như Hàn Quốc, Anh, Mỹ đều phải ra tay xử lý nạn vi phạm bản quyền trên môi trường Internet. Trong đó, biện pháp được coi là hữu hiệu nhất chính là việc ngăn chặn nguồn thu từ quảng cáo trên các trang web lậu, khi nguồn thu bị chặt đứt thì các trang web này sẽ khó có thể tồn tại.

Vậy hãy cùng xem các quốc gia khác đã áp dụng quy trình nào để ngăn chặn quảng cáo trên trang web lậu. Ông Changhoon Lee, Nhóm bảo vệ nội dung, thuộc Cơ quan bảo vệ bản quyền MBC của Hàn Quốc đã chia sẻ về chiến dịch chặn quảng cáo trên web lậu (Stop AD Hàn Quốc) mà cơ quan này đã thực thi từ năm 2014 tới nay.

Ở Hàn Quốc vào năm 2015 số lượng các trang web lậu nhiều gấp 4 lần các trang web hợp pháp, các ứng dụng phi pháp nhiều gấp đôi các ứng dụng hợp pháp. Nội dung lậu được sử dụng nhiều hơn nội dung có bản quyền, với 51 triệu lượt truy cập vào các nội dung lậu trên YouTube và các trang web lậu, trong khi đó nội dung hợp pháp như truyền hình trả tiền VOD chỉ có 19 triệu lượt ( số liệu tháng 8/2015).

Trước vấn nạn này Hàn Quốc đã sử dụng biện pháp ngăn chặn nguồn thu để xử lý nạn vi phạm bản quyền trên các trang web lậu. Theo đó, các chủ sở hữu bản quyền, đơn vị quảng cáo, Chính phủ (Liên hiệp các tổ chức bản quyền Hàn Quốc) và các công ty quảng cáo đã cùng bắt tay thực hiện Dự án hợp tác công ty Stop AD.

Dự án này đặt mục tiêu sẽ ngăn chặn trung bình 67 trang web lậu mỗi năm. Hàng tháng Liên hiệp tổ chức bản quyền Hàn Quốc (KOFOKO) đã gửi thư cảnh báo tới các trang web lậu cho 12 đại lý và công ty quảng cáo lớn. Kết quả, hầu hết các đại lý quảng cáo đã hợp tác rất tốt và ngay sau đó đó có 82% các đại lý quảng cáo dừng quảng cáo trên các trang web lậu, 28,7% các đơn vị quảng cáo trực tiếp cũng đã dừng.

Các đơn vị quảng cáo trực tiếp phần lớn là quảng cáo độc hại như quảng cáo khiêu dâm, cá độ, phần mềm độc hại và trò gian lận nên họ không hợp tác trong việc ngăn chặn quảng cáo. Do đó biện pháp tiếp theo mà các nhà bảo vệ bản quyền Hàn Quốc thực hiện là tố cáo các trang web lậu chứa quảng cáo độc hại tới các cơ quan liên quan, chặn hoặc cho dừng các trang web lậu.

Tại nước Anh, lực lượng Cảnh sát chống tội phạm sở hữu trí tuệ được thành lập vào tháng 9/2013. Từ tháng 4/2014, 7 thành viên đại diện chính cho ngành công nghiệp sáng tạo nội dung đã liên kết với lực lượng Cảnh sát chống tội phạm sở hữu trí tuệ để đặt mục tiêu ngăn chặn các trang web vi phạm. Cơ quan này lập danh sách các trang web vi phạm và chuyển cho các đơn vị quảng cáo cùng các thông tin được cập nhật về các trang web vi phạm bản quyền đã được cơ quan có thẩm quyền hoặc ngành công nghiệp liên quan xác nhận về hành vi vi phạm bản quyền có tính hình sự.

Danh sách này còn để người dùng loại bỏ các trang web vi phạm pháp luật loại bỏ các trang web vi phạm pháp luật khỏi các hoạt động mua bán và thương mại của mình. Mô hình xử lý vi phạm bản quyền của Anh được đánh giá khá thành công do có sự phối hợp của Chính phủ, các nhà sở hữu quyền và các đơn vị quảng cáo.

Nguồn: ICTnews

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo