Mới đây ifixit vừa thực hiện việc mở một trong những thiết bị “hot” nhất đầu 2015, MacBook Retina 12-inch.
Không cần phải bàn cãi về việc MacBook Retina 12-inch chính là một trong những thiết bị “hot” nhất đầu năm 2015. Và mới đây ifixit đã chính thức thực hiện việc mở chiếc máy này nhằm đánh giá mức độ khó sửa chữa của máy. Theo ifixit cho biết, Macbook Retina 12-inch là một trong những thiết bị khó sửa chữa nhất hiện nay với rất nhiều ốc và keo liên kết các bộ phận lại với nhau, đó là chưa kể đến việc RAM, CPU và SSD được hàn chặt lên mainboard. Mời các bạn theo dõi quá trình tháo máy chi tiết dưới đây.
Cấu hình
- Màn hình: IPS Retina 12-inch, độ phân giải 2304 x 1440 pixel (~226 ppi)
- Vi xử lý: Core M xung nhịp tuỳ chọn 1.1/1.2/1.3GHz
- RAM: 8GB LPDDR3 1600MHz
- Bộ nhớ trong: 256/512GB
- Card đồ hoạ: Intel HD Graphic 5300
- Cổng kết nối: USB Type-C
Trong hình, theo thứ tự từ trái sang phải thì đây đây là bộ sạc của iPad 10W -> MacBook Retina 12-inch 29W ->Macbook Air Magsafe 2 60W
Cổng USB Type-C
So sánh cùng MacBook nhựa 2009
Bàn phím của MacBook Retina 12-inch mỏng hơn nhờ sử dụng cấu trúc con bướm thay cho dạng cắt kéo cũ
Soi độ phân giải màn hình khủng
Apple sử dụng ốc sao 5 cạnh pentalobe cho MacBook Retina 12-inch
Mở bên trong, pin được dán trên phần nắp nhằm tiết kiệm diện tích
Ngay khi mở ra đã gặp trở ngại vì có quá nhiều dây điện
Tháo cáp kết nối pin và bo mạch chủ
Tháo cáp 3 trong 1 (màn hình-nguồn-I/O). Phần cáp này rất khó tháo vì được gắn bằng loại ốc đặc biệt, có 3 cạnh
Tháo cáp màn hình
Ngắt kết nối bo âm thanh
Sau một hồi vất vả, 2 phần đã được tách rời
Tháo bo mạch chủ nè
Bo mạch chủ rất nhỏ và gọn nhờ được Apple thiết kế lại và sử dụng Intel Core M
Tháo tấm tản nhiệt trên Core M
Soi bo mạch chủ. Đầu tiên là mặt trên, màu đỏ là RAM 8GB LPDDR3 của Elpida/Micron, màu cam là chip nhớ Toshiba 128GB, màu vàng là bộ điều khiển NXP, màu xanh lá là cảm biến nhiệt độ của SMSC, màu xanh dương là chip nguồn của Texas Instrument
Mặt dưới bao gồm màu đỏ là CPU Intel Core M xung nhịp 1.1GHz, màu cam là SDRAM-LPDDR3 512MB, màu vàng là chip nhớ Toshiba 128GB còn lại, tổng cộng máy có 256GB bộ nhớ trong, màu xanh lá là SDRAM DDR3 của Elpida/Micron, xanh dương là chip mạng của Broadcom, màu xanh dương đậm mà chip wifi của Murata, màu hồng là chip lạ chưa rõ công dụng.
Pin được tách ra bằng cách dùng nhiệt độ
Pin được thiết kế theo kiểu đa lớp để tiết kiệm diện tích
Apple đã sử dụng rất nhiều keo để dán pin xuống nắp máy
Pin của máy sau khi được tháo ra hoàn toàn. Dung lượng 5263mAh
Loa của máy được mạ một lớp điện môi (dielectric), theo suy đoán từ ifixit thì phần loa này được mạ lớp điện môi nhằm tận dụng biến thành ăng ten cho máy
Touchpad mới, có 4 cục nam châm tạo độ rung khi người dùng chạm vào
Keo lại tiếp tục được tận dụng triệt để
Màu đỏ là chip cảm ứng của Broadcom. Màu cam là chip điều khiển của ST Microelectronics. Màu vàng là chip chưa rõ chức năng đến từ Linear Technology
Cáp kết nối cổng USB Type-C được cố định bằng ốc ba khía
Module âm thanh được tháo khá dễ dàng
Sau một hồi vất vả tháo hàng loạt ốc vít, cuối cùng cũng tháo đươc mặt dưới của bàn phím với số lượng keo dán khổng lồ. Mặt dưới bàn phím là một tấm nhựa giúp nhận biết khi nào một phím được gõ.
Tháo phím
Mỗi phím có một đèn LED riêng giúp ánh sáng đều hơn và hạn chế rò rỉ ánh sáng
Bàn phím được thiết kế theo dạng bướm thay cho dạng cắt kéo cũ
Cổng USB Type-C được tách rời
Phía dưới bàn phím ta có màu đỏ là 4 con chip điều khiển đèn LED, màu cam là 2 con chip NXP
Tất cả bộ phận sau khi đã được tháo rời
Và đây là điểm đánh giá từ ifixit – 1/10. Với mức độ này thì khi máy có sự cố, người dùng chắc chắn không thể tự sửa chữa được bất cứ thứ gì bên trong. Và đây là các lý do mà phía ifixit đưa ra:
- Quá nhiều ốc đặc biệt khiến việc sửa chữa vô cùng khó khăn. Dây kết nối bên trong được Apple đi như một “thách đố” đối với người dùng
- Cáp USB-C được cố định bằng ốc ba khía và nằm bên dưới cáp màn hình khiến việc mở ra rất khó khăn
- Pin được gắn chặt bằng keo vào mặt đáy máy
- Màn hình Retina dạng ép kín, thay thế rất đắt tiền
- CPU, RAM, SSD đều được hàn chết lên bo mạch chủ
AICM (Theo: ifixit)