Bảo mật luôn là chủ đề nhạy cảm với những người dùng thiết bị điện tử. Khi gặp vấn đề bảo mật nào đó, chúng ta thường đổ lỗi do hệ điều hành hoặc do máy, nhưng ít ai nhận thấy rằng chính chúng ta, những người sử dụng thiết bị là yếu tố căn bản quyết định cho sự an toàn thông tin, cũng như dữ liệu cá nhân trên điện thoại.

Chính vì thế, việc tự trang bị cho mình một số kiến thức cần biết để bảo vệ smartphone sẽ giúp tránh được hầu hết những tình huống dở khóc dở cười. Một số điều cần lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn điều chỉnh thói quen sử dụng thiết bị và đảm bảo tính bảo mật cho điện thoại của mình.

1. Khoá màn hình – bước bảo vệ đơn giản nhất

Người dùng là mối liên kết yếu nhất trong chuỗi bảo mật của smartphone

Ở những nơi công cộng như văn phòng, quán cà phê … nếu hay để điện thoại lại bàn, bạn nên có thói quen khoá màn hình trước khi đặt điện thoại xuống để làm việc gì đó, đi vệ sinh hoặc đi lấy nước uống.

Khoá màn hình là một bước quá dễ dàng để bạn tự bảo vệ chiếc điện thoại của mình khỏi sự tò mò và những phiền hà không đáng có từ những người xung quanh.

2. KHÔNG CÀI ứng dụng không rõ nguồn gốc

Người dùng là mối liên kết yếu nhất trong chuỗi bảo mật của smartphone

Trước khi “nhắm mắt đưa tay” tải ứng dụng về máy, bạn cần đảm bảo rằng ứng dụng đó có nguồn gốc đáng tin cậy và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của điện thoại, cũng như khả năng xâm nhập vào các lỗ hổng bảo mật để lấy thông tin cá nhân.

Nếu bạn không thể chắc chắn những điều đó thì Google Play chính là địa chỉ tin tưởng để bạn an tâm tải ứng dụng về máy. Và mặc định, những ứng dụng không có trên Google Play sẽ bị chặn khỏi thiết bị Android.

3. Đừng vội bấm “Agree” khi chưa đọc điều khoản sử dụng.

Người dùng là mối liên kết yếu nhất trong chuỗi bảo mật của smartphone

Trước khi tải ứng dụng về máy, bạn cần đọc các điều khoản sử dụng dù nó luôn là những nội dung nhàm chán và dài dòng. Nội dung điều khoản luôn yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, nhưng không phải nhà cung cấp ứng dụng nào cũng đáng tin cậy. Vì thế, nếu bạn bỏ qua và kéo xuống cuối trang để chọn “Đồng ý” ngay thì chẳng khác nào bạn tự nguyện công khai thông tin cá nhân của mình cho một người lạ.

Hầu hết các điều khoản sử dụng đều cho biết lý do và mục đích lấy thông tin người dùng, nhưng tuỳ thuộc vào mức độ tin tưởng và giá trị ứng dụng đó mang lại mà bạn có thể quyết định đồng ý hay không. Nếu nhà cung cấp ứng dụng không phân biệt rõ ràng giữa chính sách riêng tư và điều khoản sử dụng, bạn cần phải suy nghĩ kỹ trước khi đồng ý tải ứng dụng đó về máy. Đó là hai phần riêng biệt, nhưng đôi khi chúng bị gộp thành một nội dung làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dùng.

Dữ liệu cá nhân nay đã trở thành một hình thức tiền tệ. Vì thế hãy chắc rằng nhà cung cấp ứng dụng đó đáng tin cậy để bạn trao đổi thông tin cá nhân và sử dụng dịch vụ của họ.

4. Tránh sử dụng mật khẩu với công thức dễ đoán.

Người dùng là mối liên kết yếu nhất trong chuỗi bảo mật của smartphone

Hầu hết chúng ta đều đặt mật khẩu theo những lối mòn như “ABC123” hoặc “mellowyellow” cho bất kỳ dịch vụ nào. Độ mạnh của mật khẩu phụ thuộc vào số ký tự (thường là 8 ký tự trở lên) và các ký tự bao gồm cả chữ thường và chữ VIẾT HOA, chữ số và các ký tự đặc biệt.

Các bạn tham khảo mức độ an toàn của mật khẩu qua ví dụ dưới đây:

ilovebeer: mật khẩu này quá tệ và dễ đoán với bất kỳ ai.
Il0veB33r: chỉ khá hơn mật khẩu ở trên một chút thôi!
@#?Ilove%beer69**: hacker cũng phải xoắn não với mật khẩu này đó!

Bạn nên đặt nhiều mật khẩu khác nhau cho mỗi dịch vụ và sử dụng chương trình quản lý những mật khẩu đó, ví dụ như mSecure. Chương trình này giúp bạn quản lý và bảo vệ mật khẩu trực tuyến, và cho phép đồng bộ hoá giữa các thiết bị (điện thoại, máy tính) mọi lúc mọi nơi.

5. Nên sử dụng ứng dụng xác thực hai lần (2FA).

Người dùng là mối liên kết yếu nhất trong chuỗi bảo mật của smartphone

Khi sử dụng 2FA, bạn (và cả hacker) sẽ phải vượt qua hai lần trả lời câu hỏi bảo mật từ hệ thống khi muốn truy cập vào dịch vụ nào đó. Đầu tiên, bạn nhập thông tin như bình thường, tiếp theo bạn sẽ được yêu cầu nhập mã hệ thống gửi ngay sau đó. Với ứng dụng 2FA chuyên dùng, điện thoại của bạn sẽ được bảo mật khá tốt.

Hầu hết các dịch vụ sẽ nhắn mã số 2FA đến điện thoại khi bạn thiết lập tài khoản. Bạn có thể dùng ứng dụng Google Authenticator hoặc Authy để quản lý mã 2FA. Cách sử dụng 2FA cho từng loại dịch vụ (Google, Dropbox, Facebook, Amazon và Tumblr) cũng được đề cập trên website của họ.

Góc quảng cáo