Tiêu chuẩn nhà thông minh nguồn mở mà ba “gã khổng lồ công nghệ” đang phát triển nhằm đảm bảo các thiết bị thông minh trong nhà hoạt động ổn định cùng nhau. Đồng thời hỗ trợ nhà sản xuất nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới dễ dàng hơn, giữ an toàn cho các thiết bị xuyên suốt quá trình hoạt động.

Dự án tiêu chuẩn nhà thông minh nguồn mở nhằm đảm bảo tất cả thiết bị thông minh sử dụng trong nhà đều sẽ được hỗ trợ kết nối và hoạt động tốt, bất kể người dùng sử dụng loại smartphone và trợ lý ảo nào. Nếu được triển khai thành công, người dùng có thể an tâm rằng tất cả thiết bị thông minh trong nhà hoàn toàn có thể thiết lập và điều khiển bởi bất kỳ hệ thống nào. Và bạn có thể tùy ý lựa chọn Google Assistant, Amazon Alexa, Apple Siri hoặc những nền tảng khác.

Apple, Google và Amazon hợp tác phát triển tiêu chuẩn nhà thông minh nguồn mở

Ba “gã khổng lồ công nghệ” có sự hỗ trợ từ ngành công nghiệp thiết bị thông minh trong nhà nói chung. Các hãng này đang chung tay thành lập nhóm Project Connected Home (Dự án Kết nối Nhà) thông qua địa chỉ IP, được liên kết bởi nhà sản xuất giao thức nhà thông minh Zigbee Alliance cùng nhiều thành viên khác, trong đó có Ikea, Samsung SmartThings và Signify (công ty đứng sau Philips Hue).

Công nghệ từ hệ thống nhà thông minh của ba công ty – HomeKit của Apple, Alexa của Amazon và Weave của Google – cũng sẽ được đóng góp cho tiêu chuẩn mới.

Apple, Google và Amazon hợp tác phát triển tiêu chuẩn nhà thông minh nguồn mở

Dự án tiêu chuẩn nhà thông minh sẽ phát hành dự thảo đầu tiên vào cuối năm 2020. Google cho biết đối với các nhà phát triển, hệ thống sẽ đơn giản hóa việc phát triển và giảm chi phí bằng cách cung cấp cho họ một tiêu chuẩn chung để xây dựng sản phẩm.

Tiêu chuẩn mới sẽ không thay thế mà hoạt động song song với những giao thức kết nối hiện có như Wi-Fi và Bluetooth. Nhóm nghiên cứu cho biết các thiết bị sẽ phải hỗ trợ Wi-Fi, Bluetooth Low Energy hoặc Thread (giao thức nhà thông minh được thảo luận nhiều nhưng ít ứng dụng) để có thể tương thích với hệ thống. Phương thức kết nối cụ thể sẽ tùy thuộc vào nhà sản xuất.

Ngoài ra tiêu chuẩn này cũng sẽ dựa trên địa chỉ IP hoặc giao thức Internet, tuy nhiên không phải tất cả các thiết bị buộc phải kết nối trực tiếp với Internet. Thay vào đó, quá trình này sẽ được đơn giản hóa qua một giao thức nổi tiếng. Nó phải đảm bảo gửi tin nhắn từ thiết bị thông minh đến thiết bị, ứng dụng hoặc dịch vụ khác vẫn đảm bảo quyền riêng tư và tính bảo mật đầu cuối.

Hiện tại, thật khó để nói chính xác những gì tiêu chuẩn nhà thông minh nguồn mở sẽ có khả năng triển khai. Có thể dự án này chỉ cung cấp cho các thiết bị thông minh trong nhà một phương thức kết nối với những trợ lý thông minh như Siri và Alexa. Hoặc cũng có khả năng dự án này sẽ tiêu chuẩn hóa một loạt lệnh trong nhà thông minh như làm mờ ánh sáng, thay đổi nhiệt độ, mở khóa cửa, đảm bảo trợ lý có khả năng thực hiện và có thể được kiểm soát theo tiêu chuẩn.

Dù vậy, việc đảm bảo các thiết bị thông minh trong nhà hoạt động ổn định trên hệ sinh thái của ba hãng công nghệ hàng đầu đã là một thành công lớn. Bên cạnh đó, khách hàng cần có thời gian tìm hiểu những tiện ích cụ thể nào thực sự hoạt động khi tiêu chuẩn này xuất hiện.

Gần đây, các thiết bị thông minh trong nhà có xu hướng hoạt động được trên nhiều hệ thống nhà thông minh, nhưng không phải lúc nào cũng hỗ trợ thiết bị của cả ba hãng lớn. Hơn nữa, quy trình thiết lập và hỗ trợ tính năng có thể khác nhau giữa các hệ thống.

Nhóm nghiên cứu ban đầu sẽ tập trung vào các thiết bị an toàn vật lý, gồm báo cháy, khóa cửa, phích cắm thông minh, hệ thống an ninh, điều khiển hệ thống sưởi / điều hòa không khí. Những thiết bị tiêu dùng và thương mại sẽ được triển khai sau.

Góc quảng cáo