Apple hôm 15.4 đã công bố Quỹ khôi phục (Restore Fund) trị giá 200 triệu USD với mục tiêu đẩy nhanh các giải pháp tự nhiên chống biến đổi khí hậu. 

Launched with Conservation International and Goldman Sachs, Apple’s $200 million fund aims to remove at least 1 million metric tons of carbon dioxide annually from the atmosphere, equivalent to the amount of fuel used by over 200,000 passenger vehicles, while demonstrating a viable financial model that can help scale up investment in forest restoration.

Ra mắt cùng Cơ quan Bảo tồn quốc tế và Tập đoàn tài chính Goldman Sachs, quỹ khôi phục nhằm mục đích loại bỏ ít 1 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm, tương đương với lượng khí thải của hơn 200.000 xe du lịch hàng năm, đồng thời thể hiện một mô hình tài chính khả thi có thể giúp tăng quy mô đầu tư vào phục hồi rừng.

Bà Lisa Jackson, Phó Chủ tịch phụ trách các sáng kiến ​​về môi trường, chính sách và xã hội của Apple cho biết: “Thiên nhiên cung cấp một số công cụ tốt để loại bỏ carbon khỏi khí quyển. Rừng, đất ngập nước và đồng cỏ hút carbon từ khí quyển và lưu giữ vĩnh viễn trong đất, rễ và cành của chúng. Thông qua việc xây dựng một quỹ tạo ra cả lợi nhuận tài chính cũng như các tác động thực tế có thể đo lường được, chúng tôi hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự thay đổi rộng rãi hơn trong tương lai – khuyến khích đầu tư vào việc loại bỏ carbon trên toàn cầu. Chúng tôi hy vọng rằng những cá nhân, tổ chức khác chia sẻ mục tiêu của Apple và đóng góp nguồn lực để hỗ trợ và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng”

Apple chi 200 triệu USD đầu tư quỹ chống biến đổi khí hậu
Apple đã hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế và Komaza, một công ty ‘vi lâm nghiệp’ bền vững ở Kenya, để hỗ trợ các tác động tích cực của với carbon, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội.

Nỗ lực này là một phần trong mục tiêu lớn của Apple là trung hòa carbon trên toàn bộ chuỗi cung ứng của hãng vào năm 2030. Trong khi ‘Táo khuyết’ sẽ trực tiếp loại bỏ 75% lượng khí thải cho chuỗi cung ứng và sản phẩm vào năm 2030, quỹ sẽ giúp giải quyết 25% còn lại của Apple bằng cách loại bỏ carbon khỏi khí quyển.

Cây cối hấp thụ carbon khi chúng phát triển, các nhà nghiên cứu ước tính rằng rừng nhiệt đới chứa nhiều carbon hơn lượng carbon mà con người đã thải ra trong 30 năm qua từ việc đốt than, dầu và khí tự nhiên, bất chấp nạn phá rừng đang diễn ra. Sự hợp tác nhằm mục đích khai thác tiềm năng của giải pháp tự nhiên này bằng cách mở rộng quy mô theo cách trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp.

Để đảm bảo lượng carbon lưu trữ trong rừng được định lượng chính xác và vĩnh viễn bị giữ lại khỏi bầu khí quyển, Quỹ khôi phục sẽ sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế, được phát triển bởi các tổ chức được công nhận như Verra, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu và Công ước khí hậu của Liên hợp quốc. Quỹ sẽ ưu tiên đầu tư vào các khu rừng để cải thiện đa dạng sinh học thông qua việc tạo ra các vùng đệm và các vùng đất tự nhiên.

Apple chi 200 triệu USD đầu tư quỹ chống biến đổi khí hậu
Năm 2018, Apple đã hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế cũng như chính quyền địa phương và các tổ chức bảo tồn ở Colombia để bảo vệ và phục hồi khu rừng ngập mặn rộng 11.000 hecta

Apple cho biết Tổ chức Bảo tồn Quốc tế là nhà đồng đầu tư của quỹ, có nhiệm vụ đảm bảo các dự án đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và xã hội. Trong khi đó Goldman Sachs sẽ quản lý quỹ. Ba bên sẽ xác định các dự án mới vào cuối năm nay.

Quỹ Khôi phục được xây dựng dựa trên di sản của Apple trong lĩnh vực bảo tồn lâm nghiệp. Trong ba năm hoạt động, Apple đã sử dụng 100% nguyên liệu nguồn gốc rõ ràng trong bao bì và cải thiện việc quản lý hơn 1 triệu mẫu rừng trên toàn cầu. Apple cũng đã đi tiên phong trong các dự án carbon mang tính đột phá với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế nhằm bảo vệ và phục hồi đồng cỏ, đất ngập nước và rừng.

Năm 2018, Apple đã hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, chính quyền địa phương và các tổ chức bảo tồn ở Colombia để bảo vệ và phục hồi khu rừng ngập mặn rộng gần 11000 hecta tại quốc gia này. Mục đích của việc này là cô lập 1 triệu tấn carbon dioxide trong suốt vòng đời của dự án.

Những khu rừng ngập mặn không chỉ bảo vệ bờ biển, giúp hỗ trợ sinh kế của cư dân nơi chúng sinh trưởng, mà còn lưu trữ lượng carbon gấp 10 lần so với rừng trên đất liền. Đây là dự án đầu tiên sử dụng phương pháp ‘carbon xanh’ để đánh giá một cách chặt chẽ toàn bộ hệ thống rừng ngập mặn – cả trên và dưới mực nước – đối với các tác động giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Apple cũng đã cùng Tổ chức Bảo tồn Quốc tế hợp tác với các tổ chức bảo tồn địa phương ở Kenya để khôi phục các savan đã xuống cấp ở vùng đồi Chyulu, khu vực nằm giữa ba vườn quốc gia ở Kenya và ngay bên kia biên giới với Vườn quốc gia Kilimanjaro ở Tanzania. Việc mở rộng quy mô công trình này trên khắp các vùng đất bị suy thoái và các savan tự nhiên trên khắp châu Phi có thể loại bỏ hàng trăm triệu tấn carbon khỏi bầu khí quyển mỗi năm, đồng thời mang lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương và động vật hoang dã.

Apple cũng đã thực hiện các bước trực tiếp để hỗ trợ sản xuất sợi gỗ có trách nhiệm. Thông qua quan hệ đối tác với Quỹ Bảo tồn và Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, ‘Táo khuyết’ đã cải thiện việc quản lý hơn 1 triệu mẫu rừng đang làm việc ở Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ năm 2015.


Mời bạn gửi ý kiến ở phần bình luận nhé.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo