Mục lục bài viết
- 1. Không chịu trách nhiệm về hành động của mình
- 2. Luôn thể hiện rằng mình là anh chàng/cô nàng biết tuốt
- 3. Hay phàn nàn, than thở
- 4. Mong muốn một cuộc sống công bằng
- 5. Luôn làm theo đám đông
- 6. Ảo tưởng về mức độ thành công của bản thân
- 7. Đổ lỗi cho người khác về những sai lầm của mình
- 8. Không chịu trưởng thành
Để thành công và trở thành một người giàu có không phải là điều dễ dàng. Bạn phải sống kỷ luật, tập trung và có cách vượt qua những cảm xúc, căng thẳng mà bạn phải đối mặt hàng ngày.
Những người thành công luôn biết rằng họ phải làm gì và không nên làm gì. Dưới đây là 8 thói quen xấu bạn nên loại bỏ để sớm đạt được ước mơ của mình trong sự nghiệp.
1. Không chịu trách nhiệm về hành động của mình
Ở tất cả những lĩnh vực trong cuộc đời bạn, những gì bạn làm đều để lại hậu quả. Đôi khi bạn đạt được những kết quả tốt nhưng cũng có lúc bạn thấy hối hận về hành động của mình. Hành động luôn tạo ra kết quả đó là sự thật khó chối cãi. Bạn sẽ luôn nhận được kết quả xứng đáng với những gì bạn đang làm.
Hãy luôn chịu trách nhiệm về những hành động của bạn bất kể kết quả của chúng là tốt hay xấu. Và để tránh phải hối tiếc về những gì mình đã làm, bạn hãy luôn thực hiện những gì bạn cho là có thể tạo ra sự khác biệt. Làm việc chăm chỉ, nói những điều có ý nghĩa, trung thực, có trách nhiệm và công bằng đều rất quan trọng trong quá trình khởi nghiệp của bạn. Chính lối sống chủ đạo của bạn sẽ quyết định mức độ thành công và giàu có của bạn do vậy hãy chắc chắn những việc bạn làm là đúng đắn.
2. Luôn thể hiện rằng mình là anh chàng/cô nàng biết tuốt
Đừng ngắt lời người khác. Hãy lắng nghe những gì mọi người nói, đừng làm gián đoạn câu chuyện của nhân viên hay khách hàng của bạn. Đừng lơ đãng hoặc dậm chân khi chờ người đối diện nói xong. Đó là ích kỷ và thiển cận. Ngoài việc bị coi là kiêu ngạo, hành động ngắt lời người khác còn có thể khiến bản bỏ lỡ những bài học quan trọng từ mọi người.
Đúng là đôi lúc rất nhiều điều bạn nghe không mấy quan trọng: những sự kiện bạn đã biết hoặc, những lời chỉ trích gây tổn thương và cả những thông tin không thể sử dụng được. Tuy nhiên, khi nghe đủ lâu bạn sẽ chắt lọc được những thông tin quan trọng giúp bạn thành công.
3. Hay phàn nàn, than thở
Hãy ngừng phàn nàn. Có một sự thật là chẳng ai thích những người suốt ngày phàn nàn, than thở.
Ngồi một chỗ kêu ca về cái này cái kia không chỉ làm mất thời gian của bạn mà còn ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên của bạn và cách bạn quản lý nhân sự. Bạn than thở thì những nhân sự của công ty bạn cũng sẽ than thở theo. Và cuối cùng, tất cả những gì bạn có trong tay chỉ là một đội quân chẳng biết làm gì ngoài đổ lỗi và phàn nàn về mọi thứ. Do vậy, hãy ngừng phàn nàn, ngừng than thở.
4. Mong muốn một cuộc sống công bằng
Bạn không phải là người duy nhất phải đối mặt với những hoàn cảnh éo le, những sự cố bất ngờ trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp. Chúng ta sống chung dưới một vòm trời mà cái vòm trời ấy đôi khi hơi bất ổn. Đừng bao giờ đòi hỏi sự công bằng.
Rất nhiều thứ chúng ta gọi là “không công bằng” chính là kết quả của những quyết định, những sai lầm chúng ta đã thực hiện trong quá khứ. Đừng bao giờ than thở rằng ông trời không công bằng sau khi bạn thất bại vì lựa chọn hướng đi mạo hiểm. Hãy ngừng đòi hỏi sự công bằng mà thay vào đó hãy chấp nhận thử thách và rút ra những bài học quý giá từ thất bại.
5. Luôn làm theo đám đông
Không phải lúc nào làm theo đám đông cũng là một thói quen xấu. Khi một ngành công nghiệp đang đi đúng hướng, bạn có thể làm theo để có một sự nghiệp an toàn. Tuy nhiên, nếu theo đuổi một ý tưởng mù mờ chỉ vì có nhiều người cũng đang làm như vậy có thể khiến bạn thất bại thảm hại.
Hãy dành thời gian đuổi lý tưởng riêng của mình. Hãy tìm ra ý tưởng kinh doanh của riêng bạn.
6. Ảo tưởng về mức độ thành công của bản thân
Thành công không có nghĩa là bạn phải trở nên hoàn hảo hoặc bất cứ điều gì tương tự. Bạn nên thành thật về những sai lầm của mình và học hỏi từ những kết quả mà bạn đạt được. Đừng tự dối lòng rằng mình thành công hơn những gì bạn thực sự đạt được. Điều đó ngăn cản bạn làm những gì có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
Trở thành triệu phú không có nghĩa là bạn có một ý tưởng thay đổi thế giới và thực hiện nó. Chỉ cần tiến hành những công việc nhỏ, từ từ liên tục là bạn có thể thành công và trở nên giàu có. Khi bạn đúng, hãy tiếp tục tiến lên. Khi bạn sai, hãy thay đổi hướng đi và di chuyển tiếp. Thất bại là mẹ thành công, các cụ nhà ta đã dạy thế đúng không?
7. Đổ lỗi cho người khác về những sai lầm của mình
Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất mà bạn cần thuộc lòng trong cuộc đời của mình. Khi làm những điều đáng chú ý, bạn có thể mắc rất nhiều sai lầm. Bạn sẽ làm tổn thương, tạo ra sự thất vọng hoặc gây nhầm lẫn, hỗn loạn cho người thân, bạn bè hoặc khách hàng. Cách tốt nhất để khắc phục những lỗi lầm này là nhận trách nhiệm về mình và xin lỗi.
Hãy nói xin lỗi chân thành, không bao biện, không đổ lỗi cho người khác. Bạn sẽ nhận lại kết quả đáng kinh ngạc khi làm được như vậy. Bạn sẽ giải quyết vấn đề nhanh hơn, giành được nhiều niềm tin của khách hàng hơn và dễ tiếp cận với mọi người xung quanh hơn.
8. Không chịu trưởng thành
Bạn phải cứng rắn nếu muốn chiến thắng trong trò chơi cuộc đời. Bạn hãy sẵn sàng đón nhận thất bại dù là cay đắng nhất và phải luôn đứng vững trên đôi chân của mình. Đó là lý do bạn phải trưởng thành.
Nhận ra và chế ngự những cảm xúc tiêu cực, học hỏi từ những sai lầm và ngưng phàn nàn là một trong số cách để bạn trở nên chín chắn hơn cũng như có thể đưa ra quyết định tốt hơn.
Cuối cùng hãy nhớ rằng, thành công không phải lúc nào cũng dựa vào những phân tích suông qua số liệu khô khan. Nó cũng tới từ những giá trị cốt lõi vẫn đã và đang dẫn đường chỉ lối cho từng quyết định, dù là nhỏ nhất, mà bạn đưa ra hàng ngày.
Nguồn: GenK