Nhóm khởi nghiệp (Startup) thường được xem là có tương lai bất định dù rằng ý tưởng đột phá, nếu bạn có ý định làm cho startup thì 7 lý do sau sẽ khiến bạn cân nhắc.

7 lý do bạn đừng bao giờ làm việc cho công ty startup

1. Đừng bao giờ làm việc cho startup nếu bạn không muốn phải nghĩ về công việc trước 8 giờ sáng hay sau 5 giờ chiều.

Đây không chỉ là công ty thiếu nguồn nhân lực, mà mọi người còn phải hoàn thành công việc để đạt được mục tiêu tốt nhất. Do đó một lượng công việc khổng lồ là điều không thể tránh khỏi. Tại startup, bạn không chỉ là làm việc cho đến tối khuya tại văn phòng mà bạn còn phải gửi mail lúc nửa đêm, phát điên với danh sách công việc dài vô tận, và có thể bạn và đồng nghiệp nhiều lúc lại ngủ quên ngay chính bàn làm việc của mình.

2. Đừng bao giờ làm việc cho startup nếu bạn muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng.

7 lý do bạn đừng bao giờ làm việc cho công ty startup

Khi Facebook chính thức lên sàn chứng khoán và tạo ra hàng ngàn triệu phú chỉ trong một ngày, nhưng chúng ta đều biết rằng, đạt được như mạng xã hội này với startup là một tỷ lệ rất thấp. Hầu hết các startup đều thất bại, nhưng ngay cả từ “thành công” cũng không tạo nên vận may về tài chính như Facebook hay Google. Phần lớn các startup trả lương thấp hơn các công ty khác, nhưng nó mang lại giá trị tiềm năng như là việc đầu tư cho sau này. Rất có thể cho đến cuối cùng, startup sẽ không mang lại bất cứ giá trị nào cả, và bạn phải chấp nhận điều đó trước khi tham gia dự án.

3. Đừng bao giờ làm việc cho startup nếu bạn muốn đời sống cá nhân tách biệt hoàn toàn với tính chuyên nghiệp trong công việc.

Khi làm việc cho các tập đoàn, bạn có thể giữ được “sự chuyên nghiệp nghiêm ngặt” này. Nhưng khi làm tại một startup, nhóm của bạn sẽ là những người mà bạn dành nhiều thời gian nhất. Không chỉ vậy, họ còn khiến bạn cười lớn, ở bên bạn khi bạn khóc và hỗ trợ khi bạn muốn thử sức với thử thách nằm ngoài “vùng an toàn” của bạn. Những người đó không chỉ là đồng nghiệp, họ còn là những người bạn, và một vài người có lẽ sẽ trở thành tri kỉ của bạn.

4. Đừng bao giờ làm việc cho startup nếu bạn chỉ là muốn thoát khỏi công việc nhàm chán hiện tại

7 lý do bạn đừng bao giờ làm việc cho công ty startup

Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn thực sự sẵn sàng dành thời gian, chịu được công việc ở cường độ cao và bản thân bạn quan tâm tới công việc này ở mức nào. Khi bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong một môi trường làm việc không tạo ra cảm hứng, bạn sẽ nhìn nhận môi trường tại công ty startup như là môi trường làm việc thoải mái, làm hết sức, chơi hết mình. Nhưng trên thực tế, cuộc sống tại một công ty startup lại là “làm việc chăm chỉ” nhiều hơn là “chơi hết mình”.

5. Đừng bao giờ làm việc cho startup nếu bạn chỉ muốn trở thành một phần của “trào lưu”

Để xây dựng nên một doanh nghiệp tốt bạn phải mất rất nhiều năm. Đằng sau thời kì phát triển hoàng kim đó là rất nhiều năm làm việc âm thầm miệt mài và mệt nhọc của cả tập thể. Một số công ty thành công nhất hiện nay đã từng bị đánh giá là thiếu hấp dẫn và không thực tế trong thời điểm họ khởi nghiệp. Nhưng đến cuối cuộc chơi, họ đã làm rất tốt với mô hình kinh doanh dựa vào những xu hướng nổi bật, ví dụ như “Uber for X”.

6. Đừng bao giờ làm việc cho startup, nếu bạn có nhiều lo ngại về công ty

Hằng ngày, bạn luôn có nỗi lo rằng “liệu công ty có còn tồn tại sau 6 tháng nữa hay không?’’ sẽ khiến bạn luôn cảm thấy bất ổn. Hãy thử tưởng tượng rằng bạn hỏi sếp của mình một câu hỏi và thay cho câu trả lời, anh ấy nói rằng “Tôi không biết, tại sao bạn không tự tìm hiểu về điều này đi?” thì bạn sẽ phản ứng như thế nào? Nếu bạn đang tìm kiếm những chỉ thị tuyệt đối trong công việc, một startup sẽ không phù hợp với bạn đâu. Đây là một khuyên sáo rỗng bởi sự thật là trong một startup, chỉ có duy nhất một điều chắc chắn, đó chính là sự đổi mới và sáng tạo.

7. Đừng bao giờ làm việc cho startup nếu bạn đang tìm kiếm một danh hiệu bóng bẩy, một góc làm việc riêng, hay những thứ khác mà cha mẹ đã từng dạy chúng ta về giá trị của một công ty theo truyền thống

Công việc cực nhọc tại môi trường startup đòi hỏi tính kỉ luật cao để át đi những ồn ào bên ngoài và tập trung vào những lợi ích lâu dài. Rất ít người trong chúng ta sẽ trở thành Zuckerberg kế tiếp, và những startup không đồng nghĩa với việc nhanh chóng trở thành một trong top “30 under 30” của Forbes. Thế giới của chúng ta luôn tồn tại những nhà sáng lập 24 tuổi khiến chúng ta lo lắng cho sự nghiệp của bản thân, và hội chứng FOMO (Hội chứng sợ bỏ lỡ) là có thực.

Thành công của một cá nhân trong môi trường startup sẽ đến khi bạn thực sự đang làm tốt công việc của mình, tạo dựng mối quan hệ và phát triển kỹ năng của bản thân – những điều mà bạn không thể có được từ những người mà chỉ bị ấn tượng bởi những gì ghi trên danh thiếp của bạn.

7 lý do bạn đừng bao giờ làm việc cho công ty startup

Thay vào đó, hãy làm việc tại một startup bởi đó có thể sẽ là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong sự nghiệp của bạn. Với những định hướng đúng đắn, công việc tại đây thực sự sẽ trở thành kinh nghiệm làm việc để đời của bạn.

Một năm lăn xả trong môi trường đầy biến động với sự tăng trưởng siêu tốc sẽ cung cấp cho bạn nhiều kinh nghiệm và bài học xương máu tương đương với một thời gian dài nếu bạn làm việc ở một công ty lớn. Chúng ta đã lý tưởng hóa những đợt phát hành cổ phiếu khổng lồ và thần thánh hóa những phi vụ thâu tóm trị giá hàng tỷ đô gần đây, hoặc những câu chuyện bỏ lương ngàn đô và thành công startup, nhưng thật trớ trêu là những công ty đó phần lớn được xây dựng bởi nỗ lực của những con người tin vào một điều gì đó, chứ không phải vì họ theo đuổi thứ vinh quang kia.

Ngay cả những startup thất bại cũng có thể mang lại cho nhân viên của họ một sự phát triển chưa từng có, những cơ hội lãnh đạo và những chân trời rộng mở. Mặc kệ việc nhà đầu tư có rút vốn hay không, bạn sẽ đạt được một điều gì đó trong những năm đáng nhớ và máu lửa nhất cuộc đời của bạn.

Làm việc tại một công ty startup là bởi vì bạn sẽ còn đi xa hơn nữa. Và đến một ngày nào đó, bạn (sẽ) tiếp tục phát triển với kinh nghiệm và sự tin tin để làm một điều gì đó còn to lớn và tốt đẹp hơn. Và tôi không thể tưởng tượng được công việc của bạn sẽ còn tạo ra những điều giá trị to lớn đến thế nào trong tương lai.

Theo Cuocsongagency

Góc quảng cáo