Mục lục bài viết
Thay vì bỏ đi chiếc smartphone hoặc tablet chạy Android chậm chạp và cũ kỹ, bạn hãy tham khảo một số ý tưởng sau đây để giúp thiết bị này trở nên hữu ích hơn.
1. Thiết bị dẫn đường
Điều đầu tiên khi nghĩ tới việc tái sử dụng thiết bị Android cũ chắc hẳn phải kể đến đó là biến thiết bị này thành một hệ thống dẫn đường bằng cách sử dụng Google Map hoặc một số ứng dụng có chức năng tương tự như Navigation Shortcut, Maps, Navigation & Directions hoặc GPS Navigation.
2. Radio kỹ thuật số
Với những người thường xuyên nghe radio, việc biến một thiết bị Android cũ thành máy nghe đài sẽ là ý tưởng tuyệt vời. Chỉ cần cài đặt một trong các ứng dụng như TuneIn Radio, Radio Online, Simple Radio là bạn đã có thể tận hưởng những kênh ưa thích của mình.
3. Trình đọc ebook
Tương tự Radio, bạn cũng có thể cài đặt các ứng dụng như Amazon Kindle, eReader Prestigio, Moon+ Reader là đã có thể tái sử dụng chiếc smartphone hoặc tablet Android thành một đầu đọc sách điện tử chuyên dụng.
Ngoài ra, những một số ứng dụng có chức năng tương tự cũng hỗ trợ nhiều định dạng sách điện tử, cho phép đồng bộ hóa dữ liệu qua đám mây, hỗ trợ chế độ đọc sách ban đêm để bảo vệ mắt và một số tính năng thú vị khác.
4. Đồng hồ báo thức
Với những thiết bị Android đã quá cũ, không thể gọi điện, nhắn tin, chụp ảnh mờ, thậm chí không đủ RAM để xử lý những công việc, bạn hãy biến chúng thành một đồng hồ báo thức bằng cách kích hoạt tính năng Đồng hồ của Andoird.
Không chỉ vậy, nếu muốn nhiều chức năng hơn, bạn hãy thử sử dụng một số ứng dụng đồng hồ khác được cung cấp trên Google Play.
5. Thiết bị phát Wi-Fi
Hầu hết thiết bị Android hiện này đều có khả năng tạo ra một Wi-Fi Hotspots tương tự các thiết bị chia sẻ kết nối Internet di động chuyên dụng.
Để thực hiện, bạn có thể truy cập vào Settings > Wireless and Networkss > More > Tethering (and Portable Hotspot) và đánh đấu chọn vào mục Portable Wi-Fi Hotspot là hoàn tất.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tải về và cài đặt một số ứng dụng chuyên về Wi-Fi Hotspot như Portable Wi-Fi hotspot, WiFi Hotspot để đặt hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng.
6. Thiết bị lưu trữ di động
Mặc dù có dung lượng tương đối hạn chế, nhưng với khả năng dễ dàng kết nối với máy tính mà không cần thông qua bất kỳ ứng dụng nào khác thì có lẽ, smartphone Android cũ vẫn rất có ích trong việc lưu trữ các văn bản Office hoặc các loại file cỡ nhỏ. Hơn nữa, bạn cũng có thể lắp thêm thẻ SD để có thể mở rộng không gian lưu trữ dung lượng lưu trữ.
Không dừng lại ở đó, nếu cài đặt ứng dụng AirDroid lên cả PC và smartphone, bạn có thể tiến hành đồng bộ dữ liệu giữa 2 thiết bị cũng như truy cập truy cập từ xa vào các file lưu trên Android mà không cần dùng cáp.
7. Giám sát trẻ nhỏ
Một trong ý tưởng khá hay dành cho bậc phụ huynh vừa đón “thành viên mới” trong nhà đó là biến Smartphone Android cũ thành thiết bị trông trẻ. Theo đó, chỉ cần cài đặt một số ứng dụng được cung cấp trên chợ ứng dụng Google Play (chẳng hạn như Baby Monitor), bạn sẽ có thể nhìn, nghe thấy trẻ trong khi bạn đang làm việc hoặc đang phải tiếp khách trong nhà mình.
Một ý tưởng nữa có thể nghiên cứu là giám sát trẻ nhỏ, vì dù cũ, đa phần smartphone Android đều có tích hợp định vị GPS, nên việc dùng chung với một vòng đeo tay dùng để định vị trẻ như Lineable là rất khả thi. Ngoài ra, một số ứng dụng còn có khả năng gửi thông báo đến bậc cha mẹ thông qua cuộc gọi hoặc tin nhắn khi trẻ khóc.