Xem nhanh
Tháng 9 tới cũng là mùa tựu trường, đây là lúc nhu cầu mua sắm một chiếc laptop tăng mạnh, nhưng lựa chọn lại là cả một vấn đề.
Các câu hỏi xoay quanh việc mua laptop thường sẽ là bỏ ra bao nhiêu tiền? Mua laptop của hãng nào thì tốt? Hay mua laptop cấu hình nào thì vừa việc học.
Nếu bạn đang tự hỏi thì hãy tham khảo những gợi ý sau:
1. Chọn máy phù hợp với ngành học
Mỗi ngành học đều có những yêu cầu khác nhau. Tùy vào ngành học để chọn một chiếc máy tính phù hợp cả về tính năng lẫn giá thành. Thậm chí ở một số ngành chỉ cần một chiếc máy giá thành rẻ với các chức năng đơn giản như xử lí văn bản, lướt web, và email.
Nếu bạn đang ở nhu cầu đơn giản, hãy thử Chromebook. Máy nổi trội ở chỗ thời gian khởi động ngắn, kèm với tốc độ xử lí nhanh, tránh được nhiều lỗi xuất hiện ở Windows (như hiệu suất xuống cấp theo thời gian, lỗi màn hình xanh và virus). Chromebook có giá cũng khá mềm là từ 200 USD, phù hợp với sinh viên.
Nếu ngành học liên quan đến đồ họa như vẽ CAD, biên tập video,… tốt hơn hết hãy chọn những máy có bộ xử lý cao cấp như intel core i5 hoặc i7, ổ SSD và card đồ họa rời. Giá rơi vào khoảng 700USD. Nếu túi tiền cho phép thì hãy chọn Macbook.
2. Kích thước màn hình
Kích thước màn hình cực kì quan trọng, nó quyết định luôn cân nặng của một chiếc laptop. Một màn hình 15,6 inch sẽ làm chiếc máy nặng khoảng 2,2 Kg, rất khó để vừa cặp và đeo trên vai. Hãy thử chiếc HP Spectre, màn hình 13,3 inch với cân nặng khoảng 1 Kg, có thể sẽ tiện lợi cho việc di chuyển. Hoặc Macbook Pro dày 1,5 cm và nặng khoảng 1,3 Kg.
Liệu có cần một chiếc máy tính bảng đi kèm phím rời? Không nên. Với một chiếc iPad Pro màn hình 12,6 inch không gồm màn phím giá khoảng 799 USD, khá đắt so với một sinh viên khi bước vào đại học. Hơn nữa, xử lý các công việc trên máy tính lúc nào cũng sẽ có sự thuận lợi riêng, điều mà ở máy tính bảng thường hạn chế.
3. Màn hình cảm ứng thì sao?
Một chiếc laptop 2-trong-1 sẽ rất linh hoạt khi có thể chuyển đổi từ laptop thành một chiếc máy tính bảng với màn hình cảm ứng. Một số lựa chọn hiện tại có thể tham khảo như Lenovo Yoga 720 (khoảng 26 triệu), hoặc HP Pavilion x360 (từ 15 triệu)
Màn hình cảm ứng có thể bất tiện so với nhiều sinh viên, vì những bài tập trên trường không cần phải dùng đến màn hình cảm ứng. Nhưng thực tế, mọi người thích chạm màn hình cảm ứng hơn gõ phím thông thường. Giá của những chiếc máy 2-trong-1 này rất phù hợp với độ linh hoạt chúng đem lại.
4. Đừng quan trọng hóa bộ nhớ
Ngày trước, người ta thường quan tâm đến dung lượng bộ nhớ khi mua máy tính. Nhưng ngày nay, tốc độ lại là ưu tiên hàng đầu. Chọn ổ cứng SSD sẽ giúp tăng tốc độ video và giúp kéo dài tuổi thọ pin.
Hiện nay có nhiều nơi lưu trữ trực tuyến nên cũng không cần quan tâm nhiều đến dung lượng ổ cứng trên máy. Các tài liệu học tập, có dung lượng rất nhỏ, tốt hơn hết hãy tận dụng Google Drive hay Office Online.
5. Hãy dùng Microsoft Office, vì nó miễn phí
Microsoft gần đây đã cung cấp Microsoft Office 365 miễn phí cho việc học tập, chỉ cần một địa chỉ email của trường cung cấp. Có thể dùng Office trên Android hoặc iOS. Hoặc hãy thử LibreOffice hay WPS Office. Với nền tảng macOS thì bộ iWork cũng đã được miễn phí.
6. Hãy ghé xem các cửa hàng ưu đãi cho sinh viên
Nhiều cửa hàng có các chính sách khuyến mãi cho sinh viên khi vào đại học. Không phải lúc nào giá cũng tốt nhất nhưng họ sẽ tạo điều kiện để sinh viên có được chiếc laptop phù hợp. Đôi khi sẽ có những hạn chế, hãy cân nhắc khi mua.
Dịch từ Cnet